Âm thanh tốt hơn cho hệ thống lắp đặt thương mại

Phần 1: Khái niệm cơ bản về âm thanh

Kể từ khi CD xuất hiện như một phương tiện nghe nhạc digital đầu tiên cho người dùng vào đầu những năm 80, quá trình số hóa thế giới âm thanh đã tiến triển đều đặn. Các hệ thống âm thanh thương mại cũng đang được thiết kế theo hướng tận dụng ưu thế của công nghệ kỹ thuật số. Dưới đây là bản tóm tắt ngắn gọn về những kiến ​​thức cơ bản của digital audio.

Biến âm thanh thành số

Marching Keyboards

Trong hệ thống digital audio, tín hiệu analog audio được chuyển đổi thành dữ liệu digital (numeric) sau đó được truyền và xử lý khi ở dạng digital.

(Hình: Digital Audio)

Việc chuyển đổi tín hiệu analog sang dạng digital được gọi là "Chuyển đổi A/D." Tín hiệu digital là kết quả của chuyển đổi từ một loạt các số 1 và các số 0. Các giá trị được biểu thị dưới dạng một chuỗi số 1 và số 0 được gọi là giá trị "nhị phân", trái ngược với giá trị "thập phân" được tạo thành từ mười số từ "0" đến "9" mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Khi tất cả quá trình truyền và xử lý tín hiệu cần thiết diễn ra và nhập lại miền analog, tín hiệu digital nhị phân được "Chuyển đổi D/A" trở lại thành dạng analog.

Vì âm thanh về cơ bản là những rung động truyền trong không khí, như chúng ta đã thấy trong phần "Âm thanh là gì?", bất kể digital audio tiên tiến như thế nào thì chuỗi digital audio sẽ luôn phải bắt đầu và kết thúc bằng tín hiệu analog. Đó là lý do tại sao công nghệ digital hiện nay chỉ tập trung ở khâu mixing và xử lý của hệ thống âm thanh. Điều này dẫn đến câu hỏi: "Việc chỉ sử dụng công nghệ digital trong phần giữa của chuỗi âm thanh thì mang lại lợi ích gì?"

Ưu điểm của Digital 1: Độ lặp lại cao và giảm thiểu sự suy giảm tín hiệu

Marching Keyboards

Tiếng ồn có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của bất kỳ hệ thống âm thanh nào, từ micrô ở input đến loa ở output. Và nơi nào có sử dụng cáp dài đều có khả năng nhiều tạp âm xâm nhập vào hệ thống gây ra biến dạng tín hiệu. Điều này giống nhau đối với cả hệ thống analog và digital. Sự khác biệt là khi tín hiệu analog bị nhiễu, sự thay đổi này không thể tùy chỉnh và output hệ thống sẽ bị méo âm thanh. Mặt khác, tín hiệu digital được tạo thành từ các tín hiệu số 1 và số 0 được biểu thị bằng điện áp, có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn một mức tham chiếu nhất định. Tiếng ồn có thể gây ra những thay đổi nhỏ trong điện áp, nhưng miễn là mức "bên trên" hoặc "bên dưới" với mức tham chiếu không thay đổi, số 1 và số 0 vẫn có thể nhận biết được là số 1 và số 0 nên tín hiệu vẫn không bị ảnh hưởng. Vì lý do này, hệ thống âm thanh digital có khả năng chống nhiễu tốt hơn so với hệ thống analog, ngay cả khi sử dụng dây cáp dài và giảm thiểu sự suy giảm tín hiệu

(Hình: Độ nhạy của tín hiệu Analog và Digital đối với tiếng ồn)

Ưu điểm Digital số 2: Vận hành dễ dàng và Tự động hóa

Khả năng ghi nhớ và recall cài đặt bất cứ khi nào chúng ta cần là một ưu điểm khác của digital. Ví dụ: đối với phòng tiệc hoặc không gian tổ chức sự kiện, bạn có các cài đặt cơ bản cho bữa tối, cuộc họp, buổi thuyết trình và các sự kiện khác được lập trình trước để chúng có thể recall ngay lập tức. Với các cài đặt cơ bản đã được chuẩn bị sẵn, bạn chỉ thực hiện những điều chỉnh nhỏ khi cần thiết. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức so với việc thiết lập toàn bộ hệ thống từ đầu cho mỗi sự kiện.

Ví dụ, các hệ thống Digital cũng có thể tự động loại bỏ feedback và bù cho các biến thể âm lượng nếu người nói không duy trì khoảng cách ổn định với micrô. Một loạt các thao tác phức tạp trước đây đang được thực hiện dễ dàng hơn hoặc hoàn toàn tự động bằng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến.

Ưu điểm Digital 3: Nhiều chức năng trong một thiết bị

Giống như máy tính, các thiết bị digital audio hoạt động theo các chương trình. Vì vậy, một loạt các chức năng có thể thực hiện trong một thiết bị duy nhất bằng cách cung cấp các chương trình thích hợp. Chúng ta sẽ đề cập đến chủ đề này một lần nữa trong "Processing Types" ở Phần 3, bây giờ chúng ta chỉ xem xét lợi ích cơ bản của khả năng này, đó là số lượng thiết bị cần thiết cho một hệ thống hoàn chỉnh có thể được giảm bớt và điều đó giúp giảm chi phí mua, lắp đặt và bảo trì, đồng thời cho phép lắp đặt các hệ thống mạnh mẽ trong một khoảng không gian tương đối nhỏ.

Ưu điểm Digital 4: Mở rộng và kết nối

Điểm mạnh này liên quan đến những ưu điểm được mô tả trong đoạn trước. Không giống như các thiết bị analog có các chức năng cố định, các chương trình được sử dụng trong thiết bị digital có thể được sửa đổi trong quá trình cài đặt để phù hợp với những thay đổi trong thiết kế hệ thống, cải tiến hoặc cho phép mở rộng sau khi hệ thống hoàn tất. Các thiết bị digital cũng có thể được liên kết với máy tính bên ngoài hoặc hệ thống bảng điều khiển cảm ứng, cho phép dễ dàng truy cập và điều khiển. Các giao diện tùy chỉnh được thiết kế để giúp người vận hành ít kinh nghiệm dễ dàng thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Mixer và bộ xử lý digital hỗ trợ card mở rộng plug-in giúp tăng số lượng input và/hoặc output có sẵn ở nhiều dạng analog và digital. Ví dụ, điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng các bộ xử lý analog hiện có trong hệ thống digital của mình, nâng cao tính linh hoạt và giảm chi phí tổng hệ thống.

Trong sáu phần trước của "Phần 1 - Khái niệm cơ bản về âm thanh", chúng tôi đã trình bày những kiến ​​thức cơ bản về âm thanh và hệ thống âm thanh, đồng thời xem xét một số ưu điểm do công nghệ digital mang lại. Trong Phần 2, chúng ta sẽ đi vào một số chi tiết về các thiết bị thực tế và giới thiệu một số điểm lưu ý góp phần vào việc cài đặt hệ thống âm thanh thương mại tốt hơn.

Hệ thống âm thanh phát thông tin bạn đang nghe đã được thiết kế và lắp đặt cẩn thận để phù hợp với nhu cầu của từng địa điểm.

Loạt bài này sẽ cung cấp thông tin giúp đạt được âm thanh tốt nhất trong các hệ thống lắp đặt thương mại, từ cơ bản đến lựa chọn thiết bị và cách lắp đặt, vận hành.