Loa là thiết bị chuyển đổi tín hiệu điện được khuếch đại bởi bộ amplifier thành những dao động trong không khí mà tai người có thể nghe được dưới dạng âm thanh. Loa có nhiều hình dạng và kích thước, kiểu loại và mẫu mã

Phân loại loa, dựa trên cách thức khuyếch đại

Phân loại loa, dựa trên cách thức khuyếch đại

Dựa trên cách tín hiệu được khuếch đại thì người ta chia ra hai loại loa. Đặc điểm của từng loại được mô tả dưới đây.

(1) Loa Passive

Được gọi là loa "passive" (thụ động) vì loại loa này chỉ sở hữu các chức năng cơ bản của một chiếc loa. Để hoạt động được, cần phải sử dụng cùng với một thiết bị power amplifier rời để tạo ra âm thanh.

(2) Loa Active

Những dòng loa tích hợp bộ khuếch đại công suất bên trong sẽ được gọi là loa "active" (chủ động). Vì những loa này có sẵn bộ khuếch đại công suất, chúng có thể được kết nối trực tiếp với mixer, giúp giảm số lượng dây cáp cần thiết. (Mặc dù tất nhiên cần phải kết nối dây nguồn với mỗi loa để được cấp nguồn điện).

Các model như dòng DXR hoặc DBR của Yamaha cho phép kết nối micro trực tiếp và có những chức năng cơ bản của mixer được tích hợp bên trong loa.

Lời khuyên

Để xây dựng một hệ thống âm thanh biểu diễn công cộng (PA) dễ dàng và đơn giản nhất có thể, nên sử dụng loa active, vì yêu cầu ít kết nối phức tạp. Tuy nhiên, các loa pasive cung cấp sự tự do cao hơn, trong các trường hợp mà cần di chuyển loa nhiều, thường xuyên thay đổi hoặc thêm loa vào hệ thống.

Phân loại loa, dựa trên mục đích sử dụng

Trong hệ thống âm thanh biểu diễn công cộng, ta thường kết hợp nhiều loại loa có công dụng khác nhau

(1) Loa chính

Là những chiếc loa truyền tải phần lớn âm thanh đến khán giả hoặc người nghe. Kích thước và số lượng loa được quyết định dựa theo quy mô của nơi tổ chức sự kiện, cũng như công suất đầu ra của bộ khuếch đại (nếu dùng loa passive).

(2) Loa siêu trầm

Những loa này được thiết kế chuyên để tái tạo âm thanh ở tần số thấp và được sử dụng cùng với loa chính để tăng dải âm trầm.

(3) Loa monitor

Những chiếc loa này được người biểu diễn trên sân khấu sử dụng có thể theo dõi được âm thanh đang diễn ra. Loa monitor được đặt theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào hình dạng của chúng, chẳng hạn như trên sàn hoặc trên giá đỡ.

Khi chọn loa passive, bạn cần kiểm tra kích thước loa, trở kháng, công suất và áp lực của âm thanh (SPL) bằng cách tham khảo thông số kỹ thuật trên catalouge hoặc nguồn thông tin khác.

Đầu tiên, hãy tìm hiểu kích thước loa trong mục LF ở phần ("Bộ Phận" hoặc "Thông số"). Thông thường, cùng một dòng loa, bán kính loa càng lớn thì càng dễ tạo ra âm thanh ở dải tần thấp.

Điểm quan trọng tiếp theo là phải xem trở kháng của loa. Trong biểu đồ dưới đây, trở kháng cho tất cả các loa là 8Ω (ohms). Xem nội dung "Cách bổ sung loa vào hệ thống và tính toán trở kháng" dưới đây để tìm hiểu thêm

Tiếp theo, kiểm tra công suất cực đại của loa. Tỉ số năng lượng điện thể hiện rằng chúng ta có thể đưa vào loa bao nhiêu watt. Có nhiều mục trong thông số kỹ thuật để đánh giá công suất, các giá trị này tùy thuộc vào phương pháp đo. Thông thường, hãy quan tâm tham khảo phần PGM (đôi khi được ghi là “Music”).

Cuối cùng, hãy tìm hiểu áp lực âm thanh (SPL) có thể tạo ra. Cũng như công suất của loa, có nhiều chỉ số trong thông số kỹ thuật thể hiện SPL, tùy thuộc vào phương pháp đo. Giá trị Peak là âm lượng tối đa loa phát ra được.

Khi việc chọn loa hoàn tất, tiếp theo là chọn bộ khuếch đại công suất phù hợp với thông số kỹ thuật của loa.

<Lưu ý> Khi chọn loa active, bạn nên tham khảo công suất đầu ra của ampli, cũng như "Components" hoặc "Speaker Unit" bên trong.

Công suất đầu ra sẽ thay đổi phụ thuộc vào trở kháng của các loa được kết nối. Ví dụ: khi kết nối một cặp loa 8-ohm và một cặp loa 4-ohm với bộ khuếch đại công suất Yamaha PX3 ở chế độ âm thanh stereo, công suất đầu ra sẽ giống như hình dưới đây.

Dù sử dụng cùng bộ khuếch đại, nhưng khi hai loa 8-ohm được kết nối stereo, đầu ra sẽ là 300W + 300W. Đối với loa 4 ohm, công suất sẽ là 500W + 500W.

Tuy nhiên, nếu các loa được thêm vào bằng cách kết nối chúng song song, tổng trở kháng của các loa sẽ thay đổi, dẫn đến một công suất đầu ra khác. Vì trở kháng là một giá trị điện trở kép: điện trở càng lớn thì dòng điện trong mạch càng nhỏ; và ngược lại. Trở kháng (ohms) càng thấp (là điện trở được đề cập ở đây), số watt đầu ra của bộ khuếch đại công suất càng lớn.

Khi hai loa 8-ohm được kết nối song song, tổng trở của hai loa là 4-ohm. Bộ khuếch đại công suất PX3 có thể được sử dụng ở 4-ohm và công suất đầu ra sẽ tăng vì trở kháng giảm.

Lợi ích của việc kết nối các loa song song là tăng cường độ âm thanh phát ra mỗi bên so với việc chỉ sử dụng một loa, cũng như đặt nhiều loa cùng một góc sẽ tăng độ phủ âm thanh trên diện tích rộng hơn. Loa thường được thêm vào tại địa điểm trình diễn trực tiếp khi cần nâng cao hệ thống âm thanh.

Chỉ với một loa mỗi bên

Với hai loa mỗi bên

Chú ý

Mặc dù có những lợi ích khi kết nối loa song song nhưng hãy chú ý đến tổng trở kháng.

Phải chú ý khi lắp đặt loa ở mức trở kháng thấp, chẳng hạn khi hai loa 4-ohm được kết nối song song, tổng trở kháng cho hai loa là 2-ohm, điều này sẽ khiến bộ khuếch đại phải chịu mức tải lớn hơn.

Cách tính tổng trở kháng cho các kết nối song song

R1 (trở kháng của loa # 1) = 4 ohms

R2 (trở kháng của loa # 2) = 4 ohms

R (tổng trở kháng) = 2 ohms

Hiểu được mối quan hệ giữa công suất đầu ra, loa và trở kháng là rất quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống âm thanh hiệu quả và an toàn.

Lời khuyên

Trong trường hợp kết nội song song các loa passive với nhau (ví dụ: loa passive CBR12 của Yamaha), hệ thống được thiết kể sẽ truyền tín hiệu từ bộ amplifier đến các loa qua một trong hai ngõ vào (dây chuyên dụng có đầu nối PHONE hoặc SpeakON), và ngõ vào còn lại sẽ được dùng để kết nối song song với loa thứ 2.

Gắn thêm loa active vào hệ thống

Gắn thêm loa active vào hệ thống

Khi cần thêm loa passive vào hệ thống, cần chú ý đến trở kháng của loa.

Đối với loa active việc này tương đối dễ dàng hơn.

Với loa dòng DZR, DXR và DBR của Yamaha, các ngõ cắm ký hiệu OUTPUT / THRU / LINK OUT chỉ được dùng để kết nối với loa acitve khác. Lưu ý thêm: khi thêm các loa dòng DZR, DXR hoặc DBR cần có dây nối XLR.

way Loa tích hợp công suất

Loudspeakers