Grand Piano (Đàn Dương cầm) hay Upright Piano (Đàn Piano đứng)
Đàn Dương cầm (Grand Piano) - Sự lựa chọn tuyệt vời cho niềm đam mê bất tận
Cây piano đầu tiên được tạo ra dưới hình dạng một cây đàn Đại dương cầm. Với những đặc điểm tuyệt vời như dải âm, sự cộng hưởng, lực đánh phím...thì chỉ có người nghệ sĩ đàn dương cầm mới có thể chuyển tải đầy đủ các sắc thái âm thanh qua biểu hiện kết hợp với khả năng trình diễn của họ.
Đặc điểm của Đàn Dương cầm (Grand Piano)
- Dải âm cộng hưởng trải rộng từ thấp đến cao, từ cách chơi chậm đến nhanh
- Độ vang của Pedal
- Độ vang của âm sắc
- Dễ dàng truyền tải cảm xúc
- Sự cân bằng ổn định của dải âm
- Sự phản hồi nhanh chóng
Sư kết hợp các tính năng này sẽ tạo ra "âm thanh tốt nhất", do đó khi chơi piano dạng nằm cho phép nghệ sỹ đàn dương cầm có thể thể hiện cảm xúc tốt hơn so với đàn piano đứng
Sự khác biệt giữa Đàn Dương cầm và Piano đứng
Đàn Piano đứng với thiết kế theo chiều dọc sẽ tạo sự gọn nhẹ hơn, cho phép người chơi sử dụng ở những không gian hẹp. Ngược lại, đàn dương cầm dạng nằm chiếm diện tích lớn hơn để giữ được dự cộng hưởng tuyệt vời của bộ cơ trong thùng đàn, giúp người chơi truyền tải cảm xúc tốt hơn.
Khác nhau về cơ chế hoạt động (Bộ cơ)
Cơ chế hoạt động của bộ cơ là điểm khác biệt lớn nhất giữa đàn dương cầm và đàn piano đứng.
Đại dương cầm (Grand Piano)
Cơ chế hoạt động theo chiều ngang do đó sự phản hồi của búa đàn về vị trí ban đầu được diễn ra nhanh và chính xác hơn (Tốc độ phản hồi của phím nhanh nhất vào mức 14 lần/giây)
Piano dạng đứng
Cơ chế hoạt động theo chiều thẳng đứng dựa vào lò xo để kéo búa về lại vị trí ban đầu. Do đó, sự phản hồi của búa có phần chậm hơn, khó có thể chơi các bản cần độ nảy phím liên tục (kỹ thuật trill). Tốc độ phản hồi của phím nhanh nhất vào mức 7 lần/giây
Bàn đạp - Pedals
Cơ chế pedal và chức năng của chúng khác nhau giữa đàn dương cầm và đàn piano đứng.
Đàn dương cầm (Grand Piano)

Pedal bên trái (Shift pedal): Còn có tên gọi là "soft pedal hay una corda pedal. Khi đạp pedal này, toàn bộ bàn phím sẽ dịch sang phải, giúp thay đổi không chỉnh âm lượng mà còn tạo ra khoảng trống để thay đổi cao độ nốt.
Pedal giữa (Sostenuto pedal): Nâng phần búa đàn lên cao và tránh xa phần dây đàn của bất kỳ phím nào được chơi trước khi đạp. Điều này giúp giữ độ vang các nốt được chọn
Pedal bên phải (Sustain pedal): Còn có tên gọi là "damper pedal" giúp duy trì độ vang của nốt nhạc ngay cả khi đã nhấc tay ra khỏi bàn phím
Piano dạng đứng

Pedal bên trái (Soft pedal): Khi dử dụng pedal này, khoảng cách giữa búa đàn và dây sẽ ngắn hơn, giúp giảm được lực đánh và âm thanh phát ra
Pedal giữa (Muffle pedal): Hay còn được gọi là Pedal dùng để tập luyện, Khi đạp pedal này, một miếng nỉ nhỏ sẽ nằm chắn giữa búa và dây đàn, khiến phím trở nên nặng hơn và âm thanh nhỏ hơn
Pedal bên phải (Sustain pedal): Còn có tên gọi là "damper pedal" giúp duy trì độ vang của nốt nhạc ngay cả khi đã nhấc tay ra khỏi bàn phím
Musical Instrument Guide : Piano Contents
Nguồn gốc
Cấu trúc
Chơi thế nào
Piano cơ được tạo ra như thế nào?
Lựa chọn dòng Piano
Bảo dưỡng và Bảo trì
Tiểu sử
- Sự xuất hiện của phím đàn đen trắng tại thời Mozart
- Piano thời Mozart
- Piano vào thời của Nhạc sỹ Beethoven
- Sviatoslav Richter - Tình yêu tuyệt vời dành cho Piano
- Vật liệu cấu tạo Khung Piano - Vật liệu cấu tạo động cơ xe máy
- Bảng cộng hưởng có thể làm ngừng sự rung động của Âm thanh
- Tại sao Piano lại có 88 phím ?
- Tại sao cảm giác đánh phím của đàn Piano Đại dương cầm lại nặng hơn Piano đứng ?