Tự học nhạc lý cơ bản guitar đệm hát CHI TIẾT - ĐƠN GIẢN nhất
Học kiến thức nhạc lý cơ bản là yêu cầu bắt buộc mà bất cứ người học đàn guitar nào cũng cần trang bị để làm chủ cây đàn và đệm những bài hát mình yêu thích. Bài viết dưới đây chia sẻ những kiến thức nhạc lý cơ bản guitar đệm hát chi tiết nhất để bạn có thể tự học ngay tại nhà.
1. 4 kiến thức cơ bản về nốt nhạc và cách học
1.1. Ghi nhớ các nốt nhạc
Trong âm nhạc có 7 nốt nhạc cơ bản là: Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si và được ký hiệu lần lượt bằng các chữ cái in hoa C, D, E, F, G, A, B. Độ cao thấp của từng nốt nhạc được thể hiện bằng vị trí cao thấp trên dòng nhạc.
Hệ thống 7 nốt nhạc cơ bản
Một nốt nhạc sẽ có 2 bộ phận chính:
- Thân nốt nhạc.
- Đuôi và dấu móc.
Bên cạnh 7 bậc cơ bản, cao độ của nốt nhạc còn có thể được thay đổi bởi các dấu hóa như dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b). Dấu hóa thường được đặt ở đầu khuông nhạc cho biết có sự thay đổi cao độ nốt nhạc và thể hiện tông giọng của bài nhạc.
1.2. Vị trí các nốt trên dòng nhạc
Các nốt nhạc được đặt trên dòng nhạc gồm 5 dòng kẻ và 4 khe trống. Vị trí nốt trên dòng nhạc cho biết cao độ của nốt nhạc đó, đồng thời hình dáng nốt giúp xác định trường độ.
Đầu dòng nhạc thường có 2 loại khóa cơ bản là khóa Sol và khóa Fa. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại này đó là khóa Fa thường dùng để thể hiện phần bè trầm trong bản nhạc. Chỉ cần nhận biết 2 loại khóa này là bạn có thể đọc hiểu được hầu hết các sheet nhạc.
Đối với khóa Sol, bạn có thể ghi nhớ nhanh vị trí các nốt trên dòng kẻ bằng cách dùng câu “Every Good Boy Does Fine” ta được E (Mi), G (Sol), B (Si), D (Re) và F (Fa), tiếp tục ghi nhớ nhanh các nốt trong khe trống với từ FACE theo thứ tự từ dưới lên trên.
Cách nhớ nhanh nốt nhạc với khóa Sol
Cách nhớ nhanh tương tự với khóa Fa, bạn có thể dùng câu “Good Boy Does Fine Always” để xác định tên gọi các nốt trên dòng kẻ và ghi nhớ 4 nốt trong khe trống với câu “All Cows Eat Grass”.
Cách nhớ nhanh nốt nhạc với khóa Fa
1.3. Vị trí các nốt nhạc trên cần đàn
Các nốt nhạc trên đàn guitar khi chơi dây buông có thứ tự từ dưới lên trên như sau:
- Dây số 1 (dây nhỏ nhất) là nốt Mi cao (E)
- Dây số 2 là nốt Si (B)
- Dây số 3 là nốt Sol (G)
- Dây số 4 là nốt Re (D)
- Dây số 5 là nốt La (A)
- Dây số 6 (dây to nhất) là nốt Mi trầm (E)
Tương quan vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc và trên cần đàn
7 nốt nhạc cách nhau 1 cung, chỉ có Mi - Fa và Si - Đô cách nhau ½ cung. Trên cần đàn guitar, 1 ngăn là nửa cung và 1 cung tương ứng với 2 ngăn. Từ đó, ta có cách ghi nhớ nhanh tất cả các nốt nhạc trên cần đàn như sau:
- Ghi nhớ nốt nhạc trên dây số 5 (La) và số 6 (Mi): Bấm 2 dây đàn cùng một lúc, các nốt nhạc đi theo cặp lần lượt là: Sol - Do, La - Re, Si - Mi, Do - Fa, Re - Sol, cách nhau một cung. Chỉ cần ghi nhớ nốt nhạc trên dây số 5 và 6, bạn sẽ nhận biết được các nốt nhạc trên các dây còn lại.
- Học dây 2 dựa trên dây 5: Giữ ngón áp út tại vị trí nốt nhạc bất kỳ ở dây số 5, ngón trỏ bấm vào dây số 2 cách 1 ngăn phím (1 cung), giữ tư thế tay kéo dọc cần đàn, ta sẽ được nốt nhạc ở dây số 5 cũng chính là nốt nhạc ở dây số 2.
- Học dây 3 dựa trên dây 5: Dùng ngón trỏ bấm vào một nốt nhạc tại dây số 5, ngón áp út bấm vào dây số 3 cách 1 ngăn phím, như vậy ta được nốt nhạc tương tự tại dây số 3.
- Học các dây 1, 4 dựa trên dây 6: Dùng tư thế tay ngón trỏ bấm chặn ở dây số 6, ngón áp út nhấn vào dây số 4 cách ngón trỏ 1 ngăn phím. Khi đó, nốt nhạc ở dây số 6 cũng là nốt ở dây số 1 và 4.
1.4. Hình dạng và giá trị của nốt nhạc
Hình dạng nốt nhạc thể hiện trường độ - khoảng thời gian ngân dài của nốt nhạc đó. Thông thường, nốt đen sẽ được dùng làm đơn vị chuẩn để đo trường độ của các nốt nhạc.
- Nốt trắng = 2 nốt đen
- Nốt tròn = 4 nốt đen
- Nốt móc đơn = 1/2 nốt đen
- Nốt móc đôi = 1/4 nốt đen
- Nốt móc ba = 1/8 nốt đen
Hình nốt và trường độ của các nốt nhạc
Ngoài ra còn có các dấu lặng không phát ra âm thanh nhưng có cùng giá trị với các hình nốt. Dấu lặng thường được dùng để ngắt giữa các câu nhạc và thể hiện các khoảng nghỉ trong bản nhạc. Có nhiều loại dấu lặng với độ ngừng nghỉ khác nhau, cụ thể:
- Dấu lặng tròn thời gian nghỉ bằng 1 nốt tròn.
- Dấu lặng trắng thời gian nghỉ bằng 1 nốt trắng.
- Dấu lặng đen thời gian nghỉ bằng 1 nốt đen.
- Dấu lặng đơn thời gian nghỉ bằng 1 nốt đơn.
- Dấu lặng kép thời gian nghỉ bằng 1 nốt móc kép.
Ký hiệu các dấu lặng trong âm nhạc
Nắm vững 4 kiến thức về nốt nhạc kể trên đây, bạn có thể đọc hiểu cơ bản các bản nhạc rồi đó. Trong thời gian đầu, bạn hãy dành thời gian học các nốt nhạc, ý nghĩa và vị trí của chúng trên cần đàn guitar thật thuần thục nhé!
2. Cách nhìn dòng nhạc
Dòng nhạc bao gồm 5 dòng kẻ song song tạo thành 4 khe trống ở giữa, hay còn gọi là khe nhạc. Ngoài ra, còn có các dòng kẻ phụ và khe nhạc phụ dùng để hiển thị các nốt nhạc có cao độ quá thấp hoặc quá cao. Dòng nhạc thể hiện các thông tin cơ bản về bản nhạc như: nốt nhạc, nhịp, tông giọng,…
- Khóa nhạc: thường nằm ở đầu mỗi dòng nhạc, dùng để xác định cao độ của các nốt có trên dòng nhạc. Có 3 loại khóa nhạc cơ bản: khóa Sol (G), khóa Fa (F) và khóa Do (C).
- Dấu hóa: Cho biết các nốt nhạc được tăng lên hay giảm xuống nửa cung. Có 2 loại dấu hóa: Dấu hóa ở khóa ảnh hưởng đến mọi nốt nhạc cùng tên trong khuông nhạc. Dấu hóa bất thường đặt trước nốt nhạc và chỉ ảnh hưởng đến các nốt nhạc cùng cao độ trong một ô nhịp.
- Quãng: Là khoảng cách cao độ giữa 2 nốt nhạc. Tên quãng là số bậc có trong quãng. Ví dụ: Quãng 3, quãng 5, quãng 8…
Khuông nhạc bao gồm 5 dòng và 4 khe
3. Kiến thức cơ bản về hợp âm và cách học
Bên cạnh việc học các kiến thức về nốt nhạc, bạn cần trang bị thêm cho bản thân những kiến thức cơ bản về hợp âm để có thể bắt đầu quá trình luyện đàn guitar.
3.1. Hợp âm là gì?
Hợp âm là tập hợp gồm hai hay nhiều nốt nhạc cùng vang lên một lúc và được sắp xếp theo một quy luật nhất định. Một hợp âm thường được tạo bởi hai hay nhiều nốt quãng 3. Theo đó, nốt nhạc dùng làm gốc được gọi là nốt chủ âm, các nốt còn lại gọi theo tên của quãng 3 tạo thành với nốt chủ âm. Hợp âm là yếu tố quan trọng trong đệm hát khi làm nền cho giai điệu chính.
3.2. Cách đọc tên hợp âm
Hợp âm guitar cơ bản bao gồm 2 loại:
- Hợp âm trưởng: Được ký hiệu bằng chữ cái in hoa C, D, E, F, G, A, B tương ứng với 7 tên gọi Do trưởng, Re trưởng, Mi trưởng, Fa trưởng, Sol trưởng, La trưởng và Si trưởng.
- Hợp âm thứ: Được ký hiệu thêm một chữ cái “m” phía sau các chữ cái in hoa, như: Cm, Dm, Em,...
Ví dụ: C là hợp âm Do trưởng, Cm là hợp âm Do thứ, C#m là Do thăng thứ và Ab là La giáng trưởng.
Thế bấm hợp âm Rê trưởng trên đàn guitar
Khi bấm hợp âm trên đàn guitar, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đặt ngón tay sát về phía bên phải (phía thùng đàn) để làm giảm lực bấm. Điều này khiến tay không bị mỏi và âm thanh vang lên tròn hơn.
- Đặt các ngón tay bấm dây đàn vuông góc với cần đàn và không được bấm thẳng ngón tay để tránh bị tịt dây.
- Khi mới bắt đầu học bấm hợp âm đàn guitar, đau tay là điều không tránh khỏi. Vì vậy, bạn hãy bình tĩnh luyện tập, cố gắng thực hành mỗi ngày để nhanh chóng ghi nhớ các hợp âm.
3.3. 10 hợp âm guitar cơ bản
Để đệm hát guitar, bạn cần nắm vững 10 hợp âm cơ bản bao gồm: 9 hợp âm trong bảng sau cùng với hợp âm Fa trưởng.
9 hợp âm guitar cơ bản và thế bấm hợp âm
Hầu hết người mới bắt đầu học hợp âm guitar thường gặp khó khăn với hợp âm Fa trưởng (F). Do đó, để làm chủ hợp âm này, bạn nên tập cách đánh F đơn giản bằng cách:
- Dùng ngón trỏ bấm chặn chỉ dây đàn số 1 và 2.
- Các ngón tay còn lại bấm vuông góc với cần đàn, có độ cong vừa phải để tạo lực nhấn đều lên dây đàn.
Thế bấm hợp âm Fa trưởng
Với 10 hợp âm cơ bản này, bạn có thể chơi được rất nhiều các bản nhạc với độ dễ - khó khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiên trì và tạo thói quen luyện tập hàng ngày để thành thạo các hợp âm và có thể chơi chính xác, nhanh chóng.
4. Kiến thức nhịp điệu guitar đệm hát cơ bản và cách học
Kiến thức về nhịp phách giúp bạn đệm đàn guitar đúng với giai điệu của bài hát. Vì vậy, nhịp điệu là một trong những kiến thức nhạc lý cơ bản mà bạn cần học ngay khi mới bắt đầu.
4.1. Ô nhịp và phách
Mỗi dòng nhạc sẽ bao gồm nhiều ô nhịp, để phân biệt các nhịp với nhau người ta dùng một vạch thẳng đứng gọi là vạch nhịp. Hai vạch nhịp sẽ tạo thành một ô nhịp hay còn gọi là khuông nhạc.
- Vạch kép (2 vạch nhịp): Báo hiệu kết thúc 1 đoạn nhạc hoặc thay đổi nhịp.
- Vạch kết thúc (Gồm một vạch bình thường và 1 vạch đậm hơn ở ngoài): Kết thúc toàn bộ bài nhạc.
Vạch nhịp là các đường thẳng chia khuông nhạc thành các ô nhịp đều nhau
Mỗi ô nhịp được chia thành các quãng thời gian bằng nhau gọi là phách. Hay nói cách khác, phách là phần trường độ đều nhau trong mỗi ô nhịp.
- Phách mạnh, phách nhẹ: Phân biệt các loại nhịp khác nhau.
- Số chỉ nhịp: Quy định số lượng phách trong mỗi ô nhịp.
4.2. Một số nhịp thông dụng trong guitar đệm hát
Số chỉ nhịp cho biết loại nhịp xuyên suốt bản nhạc, thường hiển thị dưới dạng phân số. Trong đó, số ở trên quy định số phách có trong một ô nhịp và số bên dưới thể hiện loại nốt có giá trị một phách.
Số chỉ nhịp thường hiển thị dưới dạng phân số và được đặt ở đầu bài nhạc
Ý nghĩa của các nhịp phổ biến trong guitar đệm hát là:
- Nhịp 2/4 = Mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách là một nốt đen.
- Nhịp 3/4 = Mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách là một nốt đen.
- Nhịp 4/4 = Mỗi ô nhịp có 4 phách, mỗi phách là một nốt đen.
Ngoài ra còn có các loại nhịp khác như: Nhịp 3/8 (mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách là một nốt móc đơn), nhịp 6/8 (mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách là một nốt móc đơn). Tuy nhiên, khi mới học đàn guitar, bạn chỉ cần hiểu rõ ba loại nhịp cơ bản là đã có thể chơi được các bản nhạc đơn giản.
5. Những lưu ý khi học nhạc lý cơ bản guitar đệm hát
Trong quá trình học nhạc lý cơ bản guitar đệm hát, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo học đúng các kiến thức cần thiết và tránh gặp phải tình trạng bị hổng kiến thức và phải mất thời gian học lại.
1 - Lựa chọn loại đàn phù hợp
Việc có một cây đàn guitar cho bản thân sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen với đàn cũng như có nhiều thời gian để luyện tập. Tuy nhiên, việc lựa chọn một cây đàn phù hợp lại không đơn giản chút nào. Bạn sẽ cần phải xem xét nhiều yếu tố khi chọn đàn như: chất liệu, chất lượng âm thanh, kích thước, mục tiêu chơi đàn…
Lựa chọn loại đàn guitar phù hợp rất quan trọng khi học đệm hát
Với mục đích học đệm hát thì lời khuyên dành cho những người mới bắt đầu đó là nên lựa chọn đàn guitar acoustic bởi những ưu điểm sau đây:
- Cần đàn nhỏ: Thuận tiện cho việc bấm hợp âm đặc biệt với các hợp âm thế tay cao, ngón tay của bạn sẽ không phải dãn quá nhiều nên sẽ không bị đau hay nhức mỏi.
- Âm thanh vang và rõ ràng: Phù hợp khi chơi các bài nhạc sôi động trước đám đông trong sự kiện.
- Xuất hiện trong đa số video hướng dẫn tự học guitar đệm hát: Nếu bạn chọn loại đàn khác thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tự học, gây chán nản và có thể bỏ cuộc giữa chừng vì cảm thấy đàn guitar quá khó.
2 - Sử dụng tay như thế nào khi học đệm hát?
Đệm hát cần kết hợp khéo léo giữa cả 2 tay nên bạn cần luyện tập thật kỹ cách đánh của từng tay. Với tay trái, bạn hãy luyện các bài tập bấm hợp âm thật thành thạo. Sau đó, tập đánh theo tiết tấu của một bản nhạc bất kỳ bằng tay phải.
Lưu ý: Phách mạnh là dây bass hoặc dập mạnh, phách nhẹ là dây treble hoặc rải đều từng dây.
Đệm hát cần sự kết hợp kết hợp khéo léo giữa cả 2 tay
Sau khi đã thuần thục từng tay, bạn nên kết hợp cả 2 tay, vừa bấm hợp âm vừa đàn theo tiết tấu đệm và chuyển hợp âm thật nhuần nhuyễn. Đọc thêm cách học guitar đệm hát hiệu quả tại: Hướng dẫn học guitar đệm hát cơ bản
3 - Kết hợp đánh hợp âm và nghe nhạc
Khi mới bắt đầu đánh hợp âm, bạn nên dành thời gian thu âm lại quá trình luyện tập để nghe lại. Điều này giúp bạn đánh giá quá trình đánh hợp âm của mình đã đúng hay chưa và cần cải thiện ở những điểm gì để làm tốt hơn trong lần sau. Ngoài ra, bạn nên luyện tập một cách từ từ để làm quen với cách đánh hợp âm và tạo điều kiện cho não bộ ghi nhớ các thế bấm trên đàn guitar.
Khi mới bắt đầu luyện tập đánh hợp âm bạn nên ghi âm để nghe lại
Đừng quá chú tâm vào việc luyện tập đàn mà hãy kết hợp nghe nhạc để nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của mình. Việc này giúp bạn có thể cảm nhận giai điệu, tiết tấu hay nhịp phách… trong một bản nhạc tốt hơn. Từ đó, quá trình học đàn sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn có thể nâng cao kỹ năng chơi đàn của bản thân.
4 - Lựa chọn địa chỉ học uy tín, chất lượng
Nếu cảm thấy việc tự học khó khăn, bạn có thể lựa chọn một địa chỉ uy tín để bắt đầu việc học guitar của mình. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm hay trường đào tạo âm nhạc giảng dạy đàn guitar mà bạn có thể tham khảo. Tham gia khóa học đàn tại trường, bạn sẽ được cung cấp một hệ thống kiến thức bài bản, được thực hành từ cơ bản đến nâng cao dưới sự hướng dẫn của các giáo viên nhiều kinh nghiệm. Từ đó, bạn sẽ rút ngắn thời gian học đàn của mình và có thể theo đuổi con đường chuyên nghiệp nếu muốn.
Trường âm nhạc Yamaha (Yamaha Music School) là địa chỉ uy tín dành cho tất cả những ai đang có nhu cầu học đàn guitar đệm hát. Yamaha Music School sử dụng giáo trình riêng biệt, được thiết kế chuẩn Nhật nhằm mang đến cho các bạn học viên những bài giảng dễ hiểu nhất với lộ trình phù hợp.
Yamaha Music School - Nơi nuôi dưỡng niềm đam mê guitar đệm hát
Bên cạnh chất lượng giáo dục tốt, đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao và tận tình, chúng tôi còn tạo môi trường học tập thân thiện với cơ sở vật chất hiện đại nhằm hỗ trợ tối đa cho việc học. Ngoài ra, Yamaha còn tổ chức khóa học đàn guitar offline và online 1 kèm 1, tạo điều kiện cho tất cả các bạn có thể lựa chọn hình thức học phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Hãy để Yamaha đồng hành cùng bạn trong hành trình chinh phục âm nhạc sắp tới nhé!
Đăng ký học thử miễn phí Tại đây
Kiến thức nhạc lý trong âm nhạc có rất nhiều nhưng khi mới bắt đầu bạn chỉ cần lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất để học. Sau khi đã nắm rõ các kiến thức này và thực hành thành thạo, bạn có thể tìm thêm các kiến thức nâng cao để phát triển kỹ năng của mình. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thể tự học nhạc lý cơ bản guitar đệm hát dễ dàng hơn.
Tìm hiểu ngay về Trường âm nhạc Yamaha
MIỀN NAM
📍 CS1: Tầng 2, AEON Mall Tân Phú, 30 Đường Tân Thắng, Quận Tân Phú, TP. HCM
📍 CS2: SHOPHOUSE 36, Lô M7 Signature, Khu phố Phú Mỹ Hưng Midtown, Quận 7, TP.HCM
📍 CS3: Gateway Thảo Điền, 177 Võ Nguyên Giáp, An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM
📍 CS4: 326 Nguyễn Duy Trinh, Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức, TP.HCM
📍 CS5: 5B-5C, Gò Dưa, Tam Bình, TP. Thủ Đức, TP. HCM
📍 CS6: 164/6 Đường Trần Ngọc Quế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
MIỀN BẮC
📍 CS7: 112 Phố Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
📍 CS8: 27 Văn Cao, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
📍 CS9: 117-119 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
MIỀN TRUNG
📍 CS10: Nhà hát Trưng Vương, 86 Đường Hùng Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Thông tin liên hệ:
Trường Âm nhạc Yamaha (Yamaha Music School Vietnam)
Hệ thống Trường âm nhạc Yamaha: https://yamaha.io/3tuHDdS
Hotline: 1900 299 279
Facebook: Yamaha Music School Vietnam
Đăng ký học thử
XIN VUI LÒNG ĐIỀN THÔNG TIN TẠI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ LẠI ĐỂ XÁC NHẬN THÔNG TIN SỚM NHẤT VỚI BẠN