Học organ có chơi được piano không? Sự thật bất ngờ cho bạn!
Học organ có chơi được piano không khi organ được đánh giá là nhạc cụ dễ chơi hơn vì đã có sẵn phần nhạc đệm. Tuy nhiên học organ chính là tiền đề tốt để bạn chơi piano điêu luyện và tăng level nhanh chóng. Để thấy được sự đúng đắn của nhận định này, hãy cùng Yamaha Music Vietnam tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Học organ có chơi được piano không?
Học organ có chơi được piano không là thắc mắc của nhiều người Bạn hoàn toàn có thể chơi được piano khi đã học organ. Đồng thời học organ có thể xem là bước đầu để luyện tập đàn, giúp bạn tiếp cận được cách chơi đàn, khơi dậy đam mê để chuyển dần lên piano.
Thực tế, đàn organ và piano có khá nhiều điểm tương đồng:
-
Cấu tạo, ngoại hình đàn: Đàn organ và piano có ngoại hình khá giống nhau khi sở hữu hệ bàn phím đen trắng. Với những người không am hiểu về nhạc cụ âm nhạc thì có thể nhầm lẫn giữa 2 loại đàn này. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ mỗi đàn sẽ có những sự khác biệt nhất định về hình dáng bên ngoài.
-
Âm thanh: Cả 2 loại đàn piano và organ đều giúp người chơi gửi gắm tâm tư, tình cảm và mang đến những âm thanh du dương. Người đánh đàn sẽ dựa theo các phần nhạc đệm có sẵn để mang tới cho người nghe các bản nhạc tuyệt vời. Hoặc với những người chơi đàn điêu luyện họ còn mang tới những bản nhạc ngẫu hứng, đầy thú vị.
-
Cách chơi đàn: Với đàn organ và piano người chơi đều sử dụng 2 tay và tác động lên các phím đàn để tạo nên những nhịp điệu nhất định.
Đàn organ và piano có ngoại hình khá tương đồng khi sở hữu hệ bàn phím đen trắng giống nhau
2. Sự khác biệt giữa đàn organ và đàn piano
Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng nhưng nếu chỉ học organ mà không học piano thì bạn cũng sẽ không chơi được piano ngay bởi 2 loại đàn này có sự khác biệt nhất định. Đàn organ và piano có sự khác nhau về số lượng phím đàn, cách trình bày bản nhạc, và cách chơi.
2.1. Số phím và cảm giác phím
Đều có hệ bàn phím đen trắng giống nhau nhưng đàn piano thì có số lượng phím là 88 và 7 octave. Trong khi đó, hầu hết các đàn organ chỉ có 61 phím và 5 octave (có một số đàn organ có 76 phím, nhưng không phổ biến). Sự khác biệt về số lượng phím sẽ gây khó khăn khi bạn chuyển từ đàn organ lên học piano.
Còn về cảm giác phím, đàn piano khá nặng so với phím keyboard của đàn organ. Chính đặc điểm này giúp người đánh có cảm giác “sâu” và phiêu với âm nhạc tốt hơn. Còn người nghe sẽ cảm nhận được nhiều tâm tư, tình cảm của người biểu diễn thông qua âm thanh.
Cảm giác phím của đàn piano nặng hơn, mang lại những âm thanh sâu lắng và cảm nhận được nhiều tâm tư tình cảm của người chơi đàn
2.2. Pedal (hay còn gọi là bàn đạp)
Nếu học organ bạn chủ yếu tạo nên âm thanh, nhịp điệu dựa vào việc thao tác bằng tay và tác động lên bàn phím đàn. Còn với đàn piano ngoài sự linh hoạt của bàn tay, bạn cần phối hợp thêm cả chân để đạp pedal. Chính nhờ có pedal (hay còn gọi là bàn đạp) mà người chơi sẽ tạo nên những âm thanh mượt mà, trầm lắng hay bay bổng một cách ngọt ngào hơn.
2.3. Cách chơi đàn
Chơi đàn organ được đánh giá là dễ hơn so với chơi đàn piano. Điều này là do cấu tạo đàn organ có phần đơn giản hơn so với đàn piano nên người chơi sẽ dễ dàng làm quen và học nhanh hơn,
-
Chơi đàn organ: Đàn có sẵn phần trống và nhạc đệm giúp người chơi giữ nhịp tốt hơn. Với đàn organ, người chơi chỉ cần đánh nốt ở tay phải. Còn nhiệm vụ của tay trái là chỉ cần bấm hợp âm và phần nhạc đệm đã được đàn organ hỗ trợ. Việc phối hợp tay này không quá khó khăn dù bạn mới học.
-
Chơi đàn piano: Với đàn piano khi chơi đòi hỏi sự linh hoạt và nhanh nhạy của cả 2 tay và chân. Nhiệm vụ của tay phải và tay trái là đồng thời chơi 2 dòng nhạc tương ứng với 2 khóa khác nhau. Chính vì vậy, cả 2 tay cần có sự linh hoạt và đòi hỏi thời gian học lâu dài. Bên cạnh đó, chân bạn cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng để đạp pedal.
Như vậy, khi chơi đàn piano bạn cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đôi bàn tay, chân, mắt và khả năng quan sát cũng như ghi nhớ. Do đó, nếu bạn đã chơi piano thành công thì chuyển sang chơi đàn organ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Chơi đàn piano đòi hỏi sự nhanh nhạy, linh hoạt của bàn tay, mắt, chân và cả trí nhớ tốt
2.4. Cách trình bày bản nhạc
Với đàn organ, chỉ có một dòng nhạc dành cho tay phải, còn tay trái thì chỉ bấm hợp âm. Nhưng với đàn piano thì có 2 dòng nhạc riêng biệt dành cho tay trái và tay phải. Chính vì vậy, đòi hỏi người chơi phải ghi nhớ và nhanh nhạy để điều khiển đôi bàn tay một cách linh hoạt.
Do đó, học organ không chơi được piano ngay nhưng có thể là cơ sở, tiền đề khi bạn muốn chuyển sang chơi piano do cùng là nhạc cụ có bàn phím. Những người đã từng học organ khi chuyển sang học piano sẽ dễ dàng làm quen và học nhanh hơn.
Tuy nhiên, cách chơi 2 loại nhạc cụ này không hoàn toàn giống nhau mà vẫn có sự khác biệt. Đặc biệt là chơi piano đòi hỏi sự nhanh tay, nhanh mắt và linh hoạt cao giữa tay, chân. Vì vậy, bạn không nên sử dụng đàn organ để thay thế piano dù giá thành rẻ hơn.
Nếu bạn đắn đo về kinh tế khi sắm đàn piano cơ thì đàn piano điện là một lựa chọn đáng cân nhắc bởi giá thành của loại đàn này ưu đãi hơn. Đàn piano sẽ giúp bạn “phiêu” và tạo nên những bản nhạc sâu lắng hơn.
Piano sẽ giúp bạn phiêu và tạo nên những bản nhạc sâu lắng hơn
3. Trường hợp nên và không nên học piano trên organ
Cũng bởi sự đơn giản và giá thành thấp nên nhiều người lựa chọn học piano trên organ. Tuy nhiên, học piano trên đàn organ chỉ thực sự phù hợp với một số trường hợp như:
Trường hợp nên học piano trên organ:
-
Nếu bạn chỉ muốn tìm hiểu về các loại nhạc cụ, thử sức, trải nghiệm hoặc muốn tìm sự mới mẻ trong âm nhạc với piano thì đàn organ với thiết lập âm thanh piano có thể hữu ích cho bạn.
-
Đối với các bé từ 3 - 5 tuổi đi học đàn organ thường chỉ để làm quen với các phím đàn, để nhận biết và tăng khả năng cảm thụ âm nhạc thì đàn organ sẽ giúp các bạn nhỏ học dễ dàng hơn. Học đàn organ sẽ giúp các bạn nhận biết nốt nhanh chóng, mang lại những phút giây giải trí hứng thú.
Trường hợp không nên học piano trên organ:
-
Khi bạn đam mê và muốn trở thành một tay chơi đàn piano điêu luyện thì bạn không nên học piano trên organ. Bởi đàn organ sẽ không đủ ‘nặng” để bạn theo đuổi đam mê âm nhạc của mình.
-
Với các bé muốn học đàn nghiêm túc để thể hiện bản thân thì đàn organ không thể thay thế đàn piano. Đàn organ sẽ không đủ các tính năng, không mang lại sự linh hoạt và nhanh nhạy để trẻ học đàn một cách chuyên nghiệp và bài bản.
Bạn nên học piano nếu thực sự có đam mê và muốn trở thành người chơi đàn điêu luyện
4. Nên học organ hay piano khi mới bắt đầu?
Trên thực tế, không có khái niệm học organ hay piano tốt hơn, bởi quyết định học loại nhạc cụ nào là phụ thuộc vào sở thích và mục đích của mỗi người.
-
Nếu bạn thích đến gần hơn với âm nhạc, chi phí đầu tư thấp và dễ dàng mang đi khi di chuyển thì nên học đàn organ. Loại nhạc cụ này sẽ giúp bạn có được giây phút giải trí, thư thái với âm nhạc.
-
Nếu bạn có điều kiện kinh tế và thích sự sâu lắng, tinh tế thì bạn nên học piano. Với cây đàn piano và sự cần mẫn, niềm đam mê với âm nhạc, bạn sẽ trở thành một nhạc công chuyên nghiệp và tạo nên những bản nhạc tuyệt vời.
Học piano hay organ thì điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ uy tín, giáo trình và chất lượng đạt chuẩn. Một trong những địa chỉ lý tưởng để bạn học organ hay piano chính là trường âm nhạc Yamaha - Yamaha Music School. Đây là trung tâm có cả hình thức học piano, organ online và offline để cho các học viên lựa chọn.
Yamaha Music School có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và dạy theo giáo trình riêng biệt, giúp các học viên có thể nắm bắt kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Cùng với chất lượng giáo dục chuẩn Nhật Bản, chúng tôi tự tin mang lại cho các học viên những kỹ năng chơi piano, organ đỉnh cao và vô cùng dễ học.
Các khóa học:
-
Khóa học dành cho trẻ em: Dành cho học viên có độ tuổi từ 3 - 13 tuổi và có những khóa học cá nhân hoặc học nhóm.
-
Khóa học dành cho thanh thiếu niên và người lớn: Dành cho những học viên từ 14 tuổi trở lên và cũng có khóa học cá nhân và học nhóm để bạn lựa chọn.
Yamaha Music School với chất lượng chuẩn Nhật sẽ giúp các bạn khơi dậy đam mê và học piano, organ dễ hiểu, tiếp thu nhanh
Như vậy, thắc mắc học organ có chơi được piano không đã có câu trả lời cụ thể. Bạn sẽ có được nhiều thuận lợi và dễ dàng khi học piano khi đã học organ. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn địa chỉ học uy tín, chất lượng như Yamaha Music School để đánh thức đam mê âm nhạc và tiếp cận kỹ năng âm nhạc tiêu chuẩn.
Để tìm hiểu thêm về các khóa học piano và organ bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Tìm hiểu ngay về Trường âm nhạc Yamaha
MIỀN NAM
📍 CS1: Tầng 2, AEON Mall Tân Phú, 30 Đường Tân Thắng, Quận Tân Phú, TP. HCM
📍 CS2: SHOPHOUSE 36, Lô M7 Signature, Khu phố Phú Mỹ Hưng Midtown, Quận 7, TP.HCM
📍 CS3: Gateway Thảo Điền, 177 Võ Nguyên Giáp, An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM
📍 CS4: 326 Nguyễn Duy Trinh, Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức, TP.HCM
📍 CS5: 5B-5C, Gò Dưa, Tam Bình, TP. Thủ Đức, TP. HCM
📍 CS6: 164/6 Đường Trần Ngọc Quế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
MIỀN BẮC
📍 CS7: 112 Phố Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
📍 CS8: 27 Văn Cao, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
📍 CS9: 117-119 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
MIỀN TRUNG
📍 CS10: Nhà hát Trưng Vương, 86 Đường Hùng Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Thông tin liên hệ:
Trường Âm nhạc Yamaha (Yamaha Music School Vietnam)
Hệ thống Trường âm nhạc Yamaha: https://yamaha.io/3tuHDdS
Hotline: 1900 299 279
Facebook: Yamaha Music School Vietnam
Đăng ký học thử
XIN VUI LÒNG ĐIỀN THÔNG TIN TẠI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ LẠI ĐỂ XÁC NHẬN THÔNG TIN SỚM NHẤT VỚI BẠN