Cách luyện tập hơi thở thanh nhạc ĐÚNG - CHI TIẾT - DỄ DÀNG

Bạn hay bị hụt hơi khi hát? Bạn không thể làm chủ tone giọng mỗi khi lên những nốt cao? Bạn muốn cải thiện kỹ năng thanh nhạc? Tìm hiểu ngay cách luyện tập hơi thở thanh nhạc dễ dàng trong bài viết dưới đây để cải thiện giọng hát và tránh bị hụt hơi khi hát nhé!

Để kiểm soát hơi thở hiệu quả khi hát, bạn có thể tham khảo chi tiết 3 kiểu hít thở chính trong quá trình phát triển kỹ thuật hơi thở sau: 

1.1. Kiểu thở ngực

Kiểu thở ngực là một kiểu giữ hơi khá đơn giản, quen thuộc, nhất là trong quá trình chúng ta vận động mỗi ngày. Phương pháp này phù hợp với những bài hát nhẹ nhàng, nhiều câu hát ngắn và không có cao trào. 

Cách thực hiện: Hít thở vào ngực với lượng hơi vừa phải, khi đó phần ngực và vai sẽ phồng nhẹ lên và khiến bạn cảm thấy dễ chịu. 

Lưu ý: 

  • Không nên phình bụng ra trước khi thực hiện kiểu thở ngực.
  • Không nên hít hơi quá nhiều làm căng các cơ ngực, sườn,... sẽ tác động xấu đến việc đẩy hơi ra. 
  • Cần thực hiện giữ hơi tùy theo mức độ dài - ngắn, mạnh - nhẹ của câu hát. 

Giữ hơi bằng kiểu thở ngực là phương pháp phù hợp với những bài hát nhẹ nhàng, nhiều câu hát ngắn và không có cao trào

Giữ hơi bằng kiểu thở ngực là phương pháp phù hợp với những bài hát nhẹ nhàng, nhiều câu hát ngắn và không có cao trào

1.2. Kiểu thở bụng 

Đây là cách lấy hơi ngược lại so với cách đầu tiên. Phổi của bạn sẽ chủ yếu phồng lên theo chiều dọc thay vì chiều ngang. 

Cách thực hiện: Tập trung vào phần bụng phình ra do sử dụng lực phần lớn từ cơ hoành. Phần cơ hoành này hạ sâu xuống để tạo lực hút mạnh hơn trong quá trình lấy hơi giúp lượng hơi lấy vào sẽ nhiều hơn, mạnh hơn và nhanh hơn. 

Lưu ý: 

  • Khi đẩy hơi ra cần điều tiết cho phù hợp với phát âm. 
  • Đưa hơi ra đều đặn, không đứt quãng, không quá căng.
  • Nên ép bụng nhẹ nhàng để đảm bảo âm thanh phát ra đúng cao độ. 

Cách giữ hơi khi hát bằng kiểu thở bụng

Cách giữ hơi khi hát bằng kiểu thở bụng

1.3. Kiểu thở kết hợp bụng và ngực

Bên cạnh việc thực hiện riêng lẻ hai kiểu thở ngực hay thở bụng như trên, chúng ta có thể thực hiện kết hợp cả hai cách làm này. Đây là một kiểu thở phổ biến và được các ca sĩ thực hiện thường xuyên nhất. 

Cách thực hiện: Tập trung vào phần lưng chừng giữa bụng và ngực, khi đó bụng và ngực sẽ hơi phồng lên một chút. 

Lưu ý: 

  • Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp và không thể lấy hơi sâu. 
  • Không được phí phạm hơi thở mà cần biết điều tiết hơi thở phù hợp với đặc điểm câu hát giúp âm thanh vang, đầy đặn từ đầu đến cuối câu. 

Luyện tập giữ hơi khi hát bằng kiểu thở kết hợp bụng và ngực

Luyện tập giữ hơi khi hát bằng kiểu thở kết hợp bụng và ngực

4 bài tập thở dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát hơi thở khi hát dễ dàng, chinh phục được những nốt cao và cải thiện giọng hát nhanh chóng: 

2.1. Hít vào thở ra

Bài tập hít vào thở ra khá đơn giản, chúng ta có thể thực hiện ở bất kỳ tư thế nào: Khi đứng, ngồi hoặc nằm. 

Cách thực hiện bài tập lần lượt theo thứ tự như sau: 

  • Hít thở sâu bằng mũi đồng thời đếm từ từ đến tám. 
  • Giữ nguyên trạng thái hít vào đồng thời đếm đến tám một cách chậm rãi. 
  • Thở ra bằng miệng đồng thời chậm rãi đếm đến tám. 
  • Giữ nguyên trạng thái thở ra đồng thời cũng từ từ đếm đến tám. 
  • Thực hiện lại chu kỳ này ít nhất ba lần. 

Cách thực hiện bài tập hít vào thở ra khá đơn giản

Cách thực hiện bài tập hít vào thở ra khá đơn giản

2.2. Bài tập kiểm soát hơi thở thông qua ống hút

Đối với bài tập kiểm soát hơi thở thông qua ống hút thông thường, chúng ta có thể thực hiện ở cả hai trường hợp đứng hoặc ngồi. 

Cách thực hiện bài tập chi tiết như sau: 

  • Hít vào bằng miệng, cảm giác như thể bạn đang hít vào bằng ống hút đồng thời thực hiện đếm chậm 4 lần. 
  • Thực hiện giữ không gian phần ống hút bằng miệng > Bắt đầu thở ra bằng “ống hút” đồng thời đếm chậm 4 lần. 
  • Tiếp tục, hít vào qua ống hút và thở ra, không quên đếm chậm 4 lần. 
  • Tiếp tục lặp lại chu kỳ này liên tục bốn lần. 
  • Khi bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái trong khi thực hiện bài tập trên, hãy thử tăng số lần hít vào và thở ra nhé! 

Lưu ý khi thực hiện các động tác: Khi bạn tăng số lần hít vào thở ra, hãy đảm bảo không gian “ống hút” trong miệng cần trở nên hẹp hơn. Khi không gian thu hẹp, cơ bụng sẽ trở nên nhẹ nhàng đồng thời giúp bạn không phải hít vào quá nhiều không khí cùng lúc.

Thực hiện bài tập kiểm soát hơi thở thông qua ống hút

Thực hiện bài tập kiểm soát hơi thở thông qua ống hút

2.3. Bài tập thở nằm ngửa trên sàn

Bài tập thở nằm ngửa trên sàn yêu cầu chúng ta nằm trên sàn. Vì vậy, phương pháp này có thể sẽ không phù hợp với một số không gian. Tuy nhiên, bài tập cũng mang lại một số hiệu quả nhất định và chúng ta cũng nên thử một lần trong không gian phù hợp như: Ở trong nhà, phòng riêng rộng rãi,... 

Cách thực hiện: 

  • Nằm tựa lưng xuống mặt sàn, chân đặt trên mặt đất hơi dang ra, hai cánh tay đặt ngang hông. 
  • Thực hiện bằng mũi hoặc miệng hít vào sâu đồng thời từ từ đếm đến bốn, duy trì cảm giác giãn nở khi hít vào. 
  • Thở ra bằng miệng hoặc mũi đồng thời chậm rãi đếm đến bốn. Lặp lại chu kỳ này tối thiểu ba lần. 

Lưu ý khi thực hiện từng động tác: Khi thực hiện bài tập nằm ngửa trên sàn, bạn hãy lựa chọn thảm tập Yoga, khăn dày hoặc chăn có kích thước phù hợp với cơ thể. Bên cạnh đó, khi lặp lại chu kỳ luyện tập ba lần, bạn có thể thử thực hiện luân phiên ba chu kỳ hít vào - thở ra bằng mũi, sau đó ba chu kỳ hít vào - thở ra bằng miệng chứ không nhất thiết chỉ dừng lại với cách thực hiện ở mũi hoặc miệng.

Nên lựa chọn môi trường phù hợp để thực hiện bài tập nằm ngửa trên sàn

Nên lựa chọn môi trường phù hợp để thực hiện bài tập nằm ngửa trên sàn

2.4. Bài tập thở Yoga

Với bài tập thở Yoga, bạn có thể thực hiện khi đứng hoặc ngồi trên sàn trong tư thế bắt chéo chân. 

Cách thực hiện: 

  • Nhắm mắt và tập trung cao độ vào hơi thở. 
  • Chậm rãi hít vào bằng mũi, đến khi nào bạn cảm nhận đã đạt số lượng 25% dung tích phổi; thực hiện giữ hơi thở trong khoảng thời gian từ 6-12 giây. 
  • Lưu ý không thở ra ngay mà từ từ hít vào bằng mũi một lần nữa đến khi cảm nhận đã đạt đến 50% dung tích phổi, giữ hơi thở trong khoảng 6-12 giây. 
  • Tiếp tục, không thở ra ngay mà hít vào từ từ bằng mũi để thêm lượng hơi cho đến khi bạn cảm nhận đã đạt khoảng 75% dung tích phổi của cơ thể, tiếp tục giữ hơi thở khoảng 6-12 giây. 
  • Hít vào từ từ bằng mũi một lần nữa đến khi bạn cảm thấy đã tận dụng hết khả năng, thực hiện giữ hơi trong 6-12 giây. 
  • Thở ra toàn bộ hơi thở bằng miệng chậm rãi > Mở mắt sau khi quá trình thở ra kết thúc. 
  • Trước khi lặp lại chu kỳ này một hoặc hai lần, hãy hít thở bình thường. 

Lưu ý khi thực hiện với từng động tác: Cần giữ nhịp thở đúng cách, tâm lý tập trung cao độ và không bị phân tâm bởi môi trường xung quanh trong khi luyện tập.

Tư thế thực hiện bài tập thở Yoga

Tư thế thực hiện bài tập thở Yoga

Để cải thiện tình trạng hụt hơi khi hát, bạn nên áp dụng 3 bài tập đơn giản, hiệu quả dưới đây: 

3.1. Tập cơ bụng

Bài tập cơ bụng thường rất khó đối với những ai mới bắt đầu học hát. Tuy nhiên, nếu chúng ta tập luyện thường xuyên, việc lấy hơi bằng bụng sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng hụt hơi và thực hiện tốt các bài hát nội lực. 

Cách thực hiện: 

  • Giữ thẳng người: Đảm bảo lưng và đầu thẳng đứng, hai bàn tay vào sau lưng đồng thời để ngón cái nằm bên hông ngang của thắt lưng. 
  • Đặt chân phải sát đất và hướng lên phía trước, dáng chân thẳng đứng. 
  • Rút chân phải về, đưa chân trái ra giống chân phải: Thực hiện khoảng 50 – 100 lần. 

Lưu ý: Trong khi thực hiện, thân người không được nghiêng qua, nghiêng lại, không nhô lên nhô xuống mà cần làm đúng theo các bước thực hiện như trên.

Bài tập cơ bụng sẽ giúp bạn cải thiện giọng hát, chinh phục những bài hát nội lực

Bài tập cơ bụng sẽ giúp bạn cải thiện giọng hát, chinh phục những bài hát nội lực

3.2. Tập lồng ngực

Luyện tập bài tập lồng ngực thường xuyên sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng hụt hơi khi hát và tự tin hơn với giọng hát của mình. 

Cách thực hiện: 

  • Hai tay nắm lại, duỗi thẳng ra phía trước, song song với mặt đất, đồng thời thực hiện thở ra từ từ. 
  • Vừa hất mạnh hai tay ra phía sau, vừa hít vào thật nhanh, dừng lại khoảng một vài giây và nén hơi. 
  • Đưa hai tay ra phía trước như lúc đầu rồi bắt đầu thở ra từ từ, lặp lại động tác… 

Lưu ý: Trong khi thực hiện, bạn cần giữ hơi thở thật đều, phân bổ hơi thở hợp lý và đảm bảo dáng đứng cùng động tác tay thực hiện đúng chuẩn như yêu cầu.

Bài tập lồng ngực giúp khắc phục hiệu quả tình trạng hụt hơi khi hát

Bài tập lồng ngực giúp khắc phục hiệu quả tình trạng hụt hơi khi hát

3.3. Tập luyện thanh cơ bản

Sau khi áp dụng hai bài tập cơ bụng và lồng ngực như trên, bạn có thể thực hiện luyện thanh cơ bản theo hai mẫu dưới đây: 

Mẫu 1:

Mẫu 1

Mẫu 1

Yêu cầu: Thực hiện liền tiếng đồng thời ép cơ bụng ở phách thứ tư (nốt cao nhất). Khi lên cao hãy đảm bảo giữ căng lồng ngực, nâng nhẹ hàm trên, thả lỏng hàm dưới. 

Mẫu 2

Mẫu 2

Mẫu 2

Yêu cầu: Thực hiện rời tiếng bằng cách ép bụng nhẹ nhàng mỗi khi thực hiện hát 1 nốt. 

3.4. Tập tìm cảm giác điểm tựa của làn hơi

Luyện tập tìm cảm giác điểm tựa của làn hơi sẽ giúp chúng ta kiểm tra hoạt động của hơi thở dễ dàng qua âm thanh phát ra. 

Cách thực hiện: 

  • Thực hiện lấy hơi giống như thường lệ trong thanh nhạc. 
  • Làm động tác như miệng đang phồng lên để thổi nhưng lại ngậm miệng để hơi không thoát ra ngoài. Hơi sẽ được dồn xuống cơ hoành rồi tác động lên bụng, vùng xương chậu và làm căng các cơ. Lắng nghe cơ thể và cảm nhận điểm tựa của hơi.

Tìm cảm giác điểm tựa của làn hơi

Tìm cảm giác điểm tựa của làn hơi

Trên đây, bài viết đã chia sẻ cách luyện tập hơi thở thanh nhạc, các bài tập thở và bài thực tập lấy hơi khi hát đơn giản. Vậy để khắc phục tình trạng hụt hơi khi hát, chúng ta cần lưu ý điều gì? 

1 - Luôn mở rộng khẩu hình

Khẩu hình có vai trò rất quan trọng nhất là đối với quá trình điều tiết hơi. Bạn không nên mở miệng theo chiều ngang vì như vậy sẽ khiến âm thanh phát ra bị méo, chói. Hãy tập mở miệng theo chiều dọc, tương tự như khi chúng ta cố bặm môi và “ngáp nhưng cố gắng không ngáp”. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể cải thiện khẩu hình bằng cách luyện tập phát âm chuẩn các nguyên âm: “a” “o” “u” “e” “i”. Trong khi thực hiện, hãy mở hết khẩu hình, điều này rất tốt cho việc phát âm. Khi lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn sẽ thấy phần quai hàm bị nhức mỏi, vì vậy hãy thực hiện đúng cách và đảm bảo thời gian tập luyện khoảng 5 phút mỗi ngày bạn nhé.

Tập luyện mở rộng khẩu hình để khắc phục tình trạng hụt hơi khi hát

Tập luyện mở rộng khẩu hình để khắc phục tình trạng hụt hơi khi hát

2 - Giữ cho thanh quản luôn thoải mái

Đừng cố gắng tạo ra âm thanh khác lạ, mà hãy giữ cho thanh quản luôn được thư giãn, thoải mái. Bạn nên thường xuyên thư giãn thanh quản và coi việc hát giống như đang nói chuyện với bản thân mình.

Giữ cho thanh quản luôn thoải mái

Giữ cho thanh quản luôn thoải mái

3 - Phân bổ hơi thở và sử dụng kỹ thuật hợp lý

Giữ làn hơi phát ra đều và chuẩn khi hát là vô cùng quan trọng, vì vậy bạn cần sử dụng kỹ thuật thở hợp lý, điều này đặc biệt quan trọng khi hát các nốt cao.

Phân bổ hơi thở và sử dụng kỹ thuật hợp lý

Phân bổ hơi thở và sử dụng kỹ thuật hợp lý

4 - Tham gia 1 khóa học luyện thanh

Nếu cảm thấy việc tự khắc phục tình trạng hụt hơi khi hát quá khó khăn, bạn nên tham gia 1 khóa học luyện thanh chất lượng với giáo trình bài bản tại trường nhạc uy tín. Một gợi ý hữu ích dành cho bạn đó là khóa học thanh nhạc cho người mới bắt đầu tại Trường âm nhạc Yamaha. Yamaha sở hữu đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng giáo trình thanh nhạc chất lượng bài bản với các bài tập luyện thanh mới mẻ. Trường m nhạc Yamaha luôn mang đến một môi trường học tập thoải mái, vui vẻ, sẵn sàng chia sẻ và giúp học viên trau dồi kỹ năng thanh nhạc sao cho chuyên nghiệp nhất. 

Hãy để Trường Âm nhạc Yamaha đồng hành cùng bạn trên hành trình “cháy” cùng đam mê ca hát bạn nhé!

► Đăng ký học thử miễn phí: Tại Đây

Tham gia 1 khóa học luyện thanh uy tín, chất lượng

Tham gia 1 khóa học luyện thanh uy tín, chất lượng

Hy vọng với những chia sẻ về cách luyện tập hơi thở thanh nhạc của Yamaha ở trên đã giúp bạn có những kiến thức hữu ích để cải thiện giọng hát, kỹ năng thanh nhạc của mình. Hãy thường xuyên luyện tập và trau dồi những kỹ năng âm nhạc cần thiết để hoàn thiện khả năng âm nhạc của mình mỗi ngày bạn nhé!

Để tìm hiểu thêm về khóa học thanh nhạc cho người mới bắt đầu, hãy liên hệ với chúng tôi:


Tìm hiểu ngay về Trường Âm nhạc Yamaha

Thông tin liên hệ:

Trường Âm nhạc Yamaha (Yamaha Music School) 

Địa chỉ: Tầng 2, AEON MALL Tân Phú - 30 Bờ Bao Tân Thắng, Sơn Kỳ, Tân Phú, TP.HCM 

Hotline: 1900 299 279 

Facebook: Yamaha Music School

Zalo: Yamaha Music School