Sáng tạo âm nhạc dành cho tất cả mọi người, vượt qua giới hạn về thể chất (Phần 1)

Tác giả: Yamaha Music

Vahakn Matossian là một nhà sáng chế nhạc cụ dành cho người khuyết tật. Anh lớn lên trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc và đã chọn thiết kế nhạc cụ là sự nghiệp của mình. Chúng tôi đã phỏng vấn Vahakn về lý do anh ấy bị thu hút vào việc phát triển các loại nhạc cụ truyền thống tại Human Instrument cũng như các hoạt động kết hợp âm nhạc với các sản phẩm thiết kế của mình.

Ở khía cạnh âm nhạc, tôi lớn lên trong một môi trường thú vị. Cha tôi là một nhà soạn nhạc đương đại đã từng hợp tác với Karlheinz Stockhausen. Mẹ tôi là một nhà văn đã xuất bản một cuốn tiểu sử về nhà soạn nhạc Iannis Xenakis. Sở thích của tôi là nghe nhạc đĩa than vinyl trong bộ sưu tập khổng lồ của cha mẹ. Nhờ đó, tôi được trải nghiệm mọi thể loại âm nhạc mà bạn có thể tưởng tượng, từ cổ điển đến rock và reggae.

 Đây là Vahakn vào năm 11 tuổi thần tượng Jimi Hendrix. Và cuối cùng anh ấy cũng có được cây guitar điện đầu tiên từ Camden Town vào năm 1994.

Vào năm 11 tuổi, tôi được bạn bè giới thiệu ban nhạc The Prodigy và đã trở thành một fan của ban nhạc này. Những bài hát cuồng nhiệt của họ là điều tôi cảm nhận được, tất nhiên tôi còn quá nhỏ để thấy tận mắt họ trình diễn trong các vũ trường. Sau đó, tôi quan tâm đến các thể loại âm nhạc khác như jungle, Drum ‘n’ Bass và âm nhạc reggae cuồng nhiệt của những người nhập cư Jamaica ở London. Sau đó, anh trai tôi và tôi có đã bắt đầu đam mê làm DJ để tự mình thưởng thức cảnh tiệc tùng.

Tôi bắt đầu tập chơi các nhạc cụ như guitar, piano và trống. Vài năm sau đó, khi tôi 15 tuổi, tôi học cách tiếp quản công việc tại một trường âm nhạc địa phương nơi cha tôi giảng dạy. Công việc này giúp tôi bắt đầu hiểu cách âm nhạc được tạo ra và mang đến cho tôi một ý tưởng sáng tác các tác phẩm của riêng mình.

Tôi từng có ý tưởng trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp vì đam mê sáng tác và chơi nhạc. Nhưng những buổi luyện tập vất vả đã khiến tôi nản chí. Khoảng thời gian đó, âm nhạc định hình cuộc sống của tôi chứ không phải là một nghề nghiệp mà tôi thực sự khao khát.

Tôi theo học chuyên ngành thiết kế và điêu khắc tại Đại học Brighton vì có năng khiếu sáng tạo các vật dụng thủ công từ nhỏ. Tôi mong rằng các kỹ năng mà mình có được từ chuyên ngành đã học sẽ tạo ra các sản phẩm liên quan đến âm nhạc (như nhạc cụ) trong tương lai. Các nghiên cứu về âm nhạc có vẻ không tác động nhiều đến tôi bằng bản năng tự tìm tòi của bản thân mình: tất cả những gì tôi cần để sáng tác là phòng thu tại nhà, một bàn xoay và một cặp tai nghe. Sau khi học đại học, tôi đã dành một năm làm việc trong một công ty. Sau đó, tôi quyết định lấy bằng Thạc sĩ tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia. Nhờ bằng cấp, tôi đã có những năm thành công với vai trò là nhà thiết kế và quản lý studio của mình tại London. Cũng vì lý do đó, tôi bắt đầu xuất hiện tại các triển lãm thiết kế và nghệ thuật khác nhau trên khắp thế giới. Tuy nhiên, công việc mà tôi đang làm chỉ được công nhận và mang giá trị trên thị trường thương mại. Tôi nhận ra những tác phẩm của tôi chỉ được chiêm ngưỡng bởi những người giàu có. Vì vậy, tôi bắt đầu xem xét lại những gì mà bản thân từng làm.

Sự quan tâm đến hệ sinh thái đã thúc đẩy tôi phản đối những sáng tạo chỉ mang giá trị thương mại. Tham vọng đầu tiên của tôi là phát triển các sản phẩm bảo vệ môi trường như robot làm sạch đáy biển hoặc vật liệu nhựa làm từ hạt. Nhưng sau đó tôi đã hứng thú với một cuộc thi dành cho những người thiết kế ở London. Cuộc thi là sự hội tụ của các đối thủ tài năng, có vẻ đây không phải là lựa chọn sáng suốt của tôi.

Một bước ngoặt may mắn với những dự định của tôi, cha tôi ngay sau đó đã trở thành một thành viên khởi xướng của British ParaOrchestra. Đây là dự án thành lập dàn nhạc dành cho người khuyết tật đầu tiên trên thế giới. Tôi quyết định giúp ông trong dự án này vì sự tôn trọng với ông cũng như những gì ông đang làm.

Vahakn học thiết kế một lần nữa tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia để lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành Thiết kế Sản phẩm vào năm 2007.

Đây là lần đầu tiên tôi tham gia dự án với tư cách người hỗ trợ chứ không phải nhà thiết kế. Và tôi thấy có rất ít nhạc cụ được điều chỉnh phù hợp cho người khuyết tật. Có khoảng một phần năm người tại Anh ở tất cả độ tuổi được đăng ký là người khuyết tật. Tôi tự hỏi: “Có bao nhiêu trong số đó có thể chơi được nhạc cụ hoặc đang khao khát được chơi?” Vì vậy, tôi bắt đầu phát triển nhạc cụ dành cho người khuyết tật.

Suy nghĩ của tôi gặp một sự ảnh hưởng lớn khi được xem màn trình diễn của một số nghệ sĩ khuyết tật. Những người nghệ sĩ này đã cho tôi sự kinh ngạc vì những cảm nhận mà tôi chưa bao giờ thấy ở những người không bị khuyết tật. Tôi không nhận ra đây là tiết mục của những người khuyết tật. Sau màn trình diễn, họ đã nói với tôi về những khó khăn họ phải trải qua. Những khiếm khuyết về cơ thể dường như không thể chiến thắng niềm đam mê âm nhạc trọng họ. Điều đó làm tôi cảm thấy thật sự tôn trọng. Sự khao khát giúp đỡ những hoàn cảnh như vậy là động lực để tôi phát triển dự án Human Instrument.

Nhạc sĩ John Kelly chơi Touch Chord, một nhạc cụ MIDI dành cho những người bị hạn chế ở các bộ phận như thân trên, tay và ngón tay. Đây là dự án hợp tác với Bare Conductor, nhạc cụ có phím bên phải với miếng đệm lớn tạo ra hợp âm.

- Vahakn Matossian - Yamaha Music USA

Xem tiếp Phần 2

Thông tin liên hệ:

Yamaha Music Vietnam

Hotline: 1900 299 279 (9h - 17h, Thứ 2 - Thứ 6 hàng tuần)

Facebook: Yamaha Music Vietnam

Cách luyện hát các nốt cao trong thanh nhạc

Mở rộng quãng giọng và làm chủ các nốt cao là một thử thách và cũng là một mục tiêu phổ biến với nhiều người yêu ca hát.

ƯU ĐÃI ĐỘC QUYỀN BLACK FRIDAY - ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC NHẬN NGAY TAI NGHE XỊN

Black Friday này, Trường âm nhạc Yamaha mang đến bữa tiệc âm nhạc cực đã với phần quà vô cùng hấp dẫn!

CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÒNG SƠ TUYỂN YAMAHA NATIONAL PIANO COMPETITION 2024

Trường âm nhạc Yamaha xin chúc mừng 30 bạn có tên trong danh sách bên dưới đã xuất sắc vượt qua Vòng sơ tuyển Yamaha National Piano Competition 2024.