VIỆC HỌC ÂM NHẠC CÓ LÀM CHO CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA HẠNH PHÚC HƠN?

Theo một cuộc khảo sát quy mô lớn được thực hiện tại Nhật Bản vào năm 2016, những người trưởng thành học nhạc khi còn bé có mức độ hạnh phúc cao hơn so với những người học các lĩnh vực khác. Các bài học âm nhạc thời thơ ấu ảnh hưởng đến hạnh phúc như thế nào? Để trả lời cho câu hòi này, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với Giáo sư Takashi Maeno từ Khoa Sau đại học thuộc Đại học Keio.

──Ông có thể cho chúng tôi biết thêm về cuộc khảo sát này từ năm 2016 không?

Giáo sư Maeno: Cuộc khảo sát do Khoa Quản lý và Thiết kế Hệ thống thuộc Đại học Keio và Quỹ Âm nhạc Yamaha phối hợp thực hiện trên 2.700 đối tượng cả nam và nữ đang làm việc chuyên môn trong độ tuổi từ 25 đến 34. Những người tham gia được khảo sát về ba chủ đề chính: Mức độ hạnh phúc? Mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại? Mức độ thích nghi với thời kỳ toàn cầu hóa?

──Trường Âm Nhạc Yamaha xếp hạng #1 dựa trên trải nghiệm học tập của học viên

──Trường Âm Nhạc Yamaha xếp hạng #1 dựa trên trải nghiệm học tập của học viên

Giáo sư Maeno: Đúng vậy, khi chúng tôi xem xét bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc dựa trên trải nghiệm học tập tính đến cấp trung học cơ sở, nhóm những cựu học viên Trường Âm Nhạc Yamaha xếp hạng cao nhất.* Tôi cũng từng theo học tại Trường Âm Nhạc Yamaha khi còn nhỏ, và kết quả này khiến tôi rất ngạc nhiên.

── Ông là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về mức độ hạnh phúc. Đây là lĩnh vực học thuật nào?

Giáo sư Maeno: Đây là một ngành học trong đó chúng tôi đặt câu hỏi về mức độ hạnh phúc, phân tích thống kê các kết quả, nghiên cứu “những người nào thì hạnh phúc” và sau đó cố gắng áp dụng những phát hiện của chúng tôi vào thực tế. Ở nước ngoài, ngành này thường được gọi là nghiên cứu hạnh phúc hoặc nghiên cứu sức khỏe thể chất-tinh thần. Khi ngày càng có nhiều người quan tâm chú trọng về sự giàu có về mặt tinh thần hơn là vật chất, nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này đang được tiến hành tích cực khắp nơi trên thế giới.

── Ông có thể mô tả chi tiết hơn khi nói đưa nghiên cứu về hạnh phúc vào ứng dụng thực tế?

Giáo sư Maeno: Điều này có thể được áp dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào—quản lý, dịch vụ, sản xuất hoặc nhà ở. Ứng dụng trong lĩnh vực quản lý được tôi tóm tắt trong cuốn sách Quản lý hạnh phúc nơi làm việc - Tạo dựng đội ngũ tuyệt vời (Shogakukan Inc. | Nhật Bản).

──Ông có đề cập đến những câu hỏi về mức độ hạnh phúc. Ông có thể cho chúng tôi biết thêm về nội dung của những câu hỏi này không?

Giáo sư Maeno: Đó là những câu hỏi chủ quan yêu cầu người tham gia trả lời trên thang điểm từ 0 đến 10, nhằm mục đích khảo sát “mức độ hạnh phúc của bạn hiện tại”. Có thể nói, mục đích cuối cùng là mang đến một bản báo cáo về mức độ hạnh phúc dựa trên sự tự đánh giá của mỗi người tham gia.

Mặt khác, có những chỉ số như điểm số học tập tốt, mối quan hệ bạn bè và thu nhập cao được xem là những chỉ số khách quan. Tuy nhiên, không phải lúc nào vật chất cũng khiến một người cảm thấy hạnh phúc. Thực hiện nghiên cứu về mức độ hạnh phúc dựa trên khảo sát chủ quan là khuynh hướng chính trong các nghiên cứu quốc tế về hạnh phúc. Thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê, các nhà nghiên cứu có thể định lượng một cách khoa học các mức độ hạnh phúc khác nhau.

──Ông có đưa ra các câu hỏi nào khác ngoài "Bạn có hạnh phúc không?"

Giáo sư Maeno: Có những câu hỏi đo lường sự hài lòng trong cuộc sống như "Bạn có hài lòng với cuộc sống của mình không?" Hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống cũng là những chỉ số được sử dụng trong Khảo sát Quốc gia về các Ưu tiên trong Lối sống của Chính phủ Nhật Bản. Điểm trung bình ở cả hai chỉ số đều cao hơn đối với những người đã có trải nghiệm học âm nhạc so với những người chưa từng học.

*Như đã nêu trong báo cáo kết quả khảo sát, các bảng xếp hạng này không xét đến các yếu tố gây nhiễu, và do đó không thể nói rằng mỗi bài học mang đến những sự khác biệt. Những người tham gia các bài học khác nhau cũng có khả năng nâng cao mức độ hạnh phúc. Kết quả của cuộc khảo sát này không chỉ ra rằng chỉ những bài học liên quan đến âm nhạc mới có thể khiến con người hạnh phúc hơn.

──Ông nghĩ vì sao những người trưởng thành đã theo học tại Trường Âm Nhạc Yamaha khi còn bé lại cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống?

──Ông nghĩ vì sao những người trưởng thành đã theo học tại Trường Âm Nhạc Yamaha khi còn bé lại cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống?

Giáo sư Maeno: Tôi cũng đã từng theo học Trường Âm Nhạc Yamaha khi còn bé. Khi mới bắt đầu, tôi đã phải rất cố gắng chỉ để chơi bản nhạc “do-do-do, do-do-do” bằng một ngón tay. Một bạn học trình độ cao hơn đã chơi một giai điệu hòa hợp với những nốt nhạc đơn giản của tôi. Tôi rất xúc động vì điều này.

──Ông đã từng lập ra một nhóm nhạc và cùng chơi nhạc với các học viên khác không?

Giáo sư Maeno: Việc chơi một bản nhạc cùng nhau thực ra rất đơn giản. Tuy nhiên, việc hoàn thành một bản nhạc cùng nhau mang đến những lợi ích không ngờ.

Các bài học piano truyền thống tập trung vào việc phát triển kỹ năng cá nhân. Nhưng tại Trường Âm Nhạc Yamaha, tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên hình thức học nhóm. Thông qua những bài học nhóm, học viên không chỉ học cách phối hợp mà còn đạt được niềm vui khi chơi nhạc cùng mọi người và phát triển các mối quan hệ thân thiết.

──Tôi cũng rất ngạc nhiên khi biết rằng, trong số học sinh năm thứ ba cấp trung học cơ sở , những người có trải nghiệm học âm nhạc cũng có thành tích học tập tốt hơn những người không có trải nghiệm đó.

Giáo sư Maeno: Có một giả thuyết từ lâu cho rằng học âm nhạc có mối tương quan với kết quả học tập. Giả thuyết cho rằng trẻ đạt điểm tốt thường có xu hướng muốn học nhạc, nhưng đồng thời học nhạc cũng giúp học sinh phát triển tư duy học tập.

──Các yếu tố cơ bản của tư duy học tập được đưa vào các bài học tại Trường Âm Nhạc Yamaha.

Giáo sư Maeno: Một giả thuyết chỉ ra rằng âm nhạc không chỉ gói gọn trong khía cạnh cảm xúc khi chơi một giai điệu, mà còn bao hàm khía cạnh lý thuyết và toán học của tư duy logic. Tôi nhận thấy một điểm tốt của âm nhạc là tăng tính logic thông qua trải nghiệm cơ thể.

──Trau dồi cảm xúc cùng với kỹ năng logic và toán học, điều đó có chính xác không?

Giáo sư Maeno: Chính xác. Và thông qua việc thực hành lặp lại liên tục, chúng ta cũng có thể trau dồi mức độ kiên trì nhất định cùng lúc với việc tiếp thu các kỹ năng mới; thu nhận các kỹ năng hợp tác khi phát triển mối quan hệ với giáo viên và bạn bè trong các bài học nhóm!

Tôi nhớ mình đã từng thất vọng như thế nào vì không thể chơi tốt và đã vừa tập đàn vừa khóc (ông cười). Tuy nhiên tôi đã kiên trì và chắc chắn sự kiên trì đó đang rất có ích cho công việc hiện tại của tôi.

──Ông có thể cho chúng tôi biết những yếu tố nào giúp con người hạnh phúc không?

──Ông có thể cho chúng tôi biết những yếu tố nào giúp con người hạnh phúc không?

Giáo sư Maeno: Nghiên cứu cho đến nay đã chỉ ra rằng có 4 yếu tố chính.

Yếu tố đầu tiên "Hãy nên thử!" (tự nhận thức và phát triển)

Con người cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ có mục tiêu và ước mơ để cố gắng đạt được và trở nên mạnh mẽ hơn.

Yếu tố thứ hai: "Lời cảm ơn" (Sự kết nối và biết ơn)

Những trẻ có lòng biết ơn, vị tha và tốt bụng thường sẽ có nhiều nhóm bạn và thường xuyên tương tác với bạn bè của mình

Yếu tố thứ ba: "Mọi chuyện rồi sẽ ổn" (Sự tích cực và lạc quan)

Mọi người tin rằng mọi thứ sẽ diễn ra tự nhiên và không quá lo lắng về tiểu tiết.

Yếu tố thứ tư: "Hãy là chính mình" (Độc lập và theo "Nhịp riêng của tôi")

Những bạn trẻ thấu hiểu về bản thân, không bận tâm đến việc so sánh mình với người khác và bằng lòng với việc là chính mình.

──Ông đã có khảo sát các loại hình học tập khác ngoài âm nhạc không?

Giáo sư Maeno: Có, chúng tôi đã khảo sát đa dạng các bộ môn như bơi lội, bóng đá, các lớp học tiếng Anh và các trường luyện thi. Trong các lớp học âm nhạc, trẻ tham gia tại Trường Âm Nhạc Yamaha có mức độ hạnh phúc hơn so với trẻ tham gia lớp học piano cá nhân. Chúng tôi nhận ra rằng yếu tố “cảm ơn” và “hãy cố gắng” chiếm tỷ lệ cao đối với học viên Trường Âm Nhạc Yamaha.

──Ngoài sự hạnh phúc, ông cũng khảo sát "Mức độ thích nghi của trẻ trong giai đoạn toàn cầu hóa, phải không ạ?

Giáo sư Maeno: Đúng vậy. Chúng tôi gọi đó là khả năng thích ứng đa dạng. Chỉ số này đo lường liệu trẻ có thể tương tác với các bạn trẻ ở nhiều quốc gia khác nhau khi kết nối toàn cầu hóa ngày càng cao hay không. Chúng tôi đo lường khía cạnh này bằng cách sử dụng Thang đo Khả năng thích ứng Đa dạng được phát triển bởi Khoa Cao học Thiết kế và Hệ thống Quản lý thuộc Đại học Keio.

_Làm thế nào mà ông có thể đo lường khả năng thích ứng đa dạng ạ?

Giáo sư Maeno: Chúng tôi đo lường dựa trên tám yếu tố— tính cách, tham vọng, năng lực khái quát, sự sáng tạo, lòng vị tha, tính kiên cường, khả năng xây dựng mối quan hệ tin cậy và giao tiếp. Tám yếu tố này đo lường khả năng thể hiện cá tính và đạt được những thành tựu trong một môi trường tập hợp các bạn trẻ trên toàn cầu. Kết quả khảo sát cho thấy những trẻ học nhạc khi còn nhỏ đạt trung bình 7 trên 8 yếu tố.

_Những kiểu câu hỏi được đưa ra, ví dụ như về "Sự sáng tạo"?

Giáo sư Maeno: Người tham gia tự đánh giá bản thân theo các phát biểu như "Tôi thường nghĩ ra các ý tưởng mới mà người khác không nghĩ ra được," "Tôi có khả năng tạo ra những thứ mới nhờ áp dụng trí tuệ của bản thân," và "Tôi biết tầm quan trọng của việc tự do suy nghĩ mà không bị ràng buộc bởi những giá trị truyền thống." Với những câu hỏi này, những người đã từng tiếp xúc với âm nhạc đạt điểm cao hơn so với những người chưa từng học âm nhạc.

──Những người có trải nghiệm giáo dục âm nhạc dường như đạt điểm cao về lòng tự trọng. Liệu có yếu tố nào khác quyết định điểm số cao của họ không?

Giáo sư Maeno: Họ cũng đạt điểm cao về mặt xây dựng mối quan hệ tin cậy. Theo tôi, nhiều môn thể thao đòi hỏi tinh thần đồng đội cao, nhưng cuối cùng vẫn có sự thắng thua. Một ban nhạc hòa tấu có thể chơi với nhau rất hài hòa. Tôi cảm thấy việc cùng nhau biểu diễn một bản nhạc cũng sẽ giúp củng cố khả năng xây dựng lòng tin giữa mọi người với nhau.

Takashi Maeno

Takashi Maeno

Giáo sư

Khoa Quản lý và Thiết kế Hệ thống sau Đại học, Đại học Keio

Hoàn thành chương trình Cử nhân và Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí tại Học viện Công nghệ Tokyo vào năm 1984 và 1986; Gia nhập Công ty Canon Inc. vào năm 1986. Nghiên cứu sinh được tài trợ tại Đại học California, Berkeley từ năm 1990 đến năm 1992. Hoàn thành chương trình Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật tại Học viện Công nghệ Tokyo năm 1993. Lần lượt đảm nhiệm vị trí Giảng viên, Phó Giáo sư và Giáo sư tại Khoa Khoa học & Công nghệ thuộc Đại học Keio năm 1995. Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Havard năm 2001. Giáo sư Khoa Thiết kế và Quản lý Hệ thống (SDM) bậc Sau Đại học vào năm 2008, vị trí trưởng khoa từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 9 năm 2019.

Nội dung: Mikako Wakiya / Ảnh: Naoaki Watanabe

NỘI DUNG LIÊN QUAN