5 bước vệ sinh đàn guitar đúng cách và lưu ý khi thực hiện
Vệ sinh đàn guitar đúng cách giúp bạn nâng cao tuổi thọ và sử dụng đàn với hiệu quả cao hơn. Việc chăm chút cho cây đàn sẽ giúp tạo nên những bản nhạc thật sâu lắng và tuyệt vời. Hãy cùng tham khảo ngay 5 bước vệ sinh đàn guitar đúng cách và những lưu ý cần biết để chăm sóc đàn chuẩn nhất.
1. 5 bước vệ sinh đàn guitar
1.1. Bước 1: Chuẩn bị
Với bước này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng giúp vệ sinh đàn guitar hiệu quả và nhanh chóng. Các vật dụng cần thiết bao gồm:
-
2 miếng khăn mỏng: Bạn cần chọn miếng vải mềm, sạch, không chứa silicon vì vật liệu silicon có thể làm hỏng một số lớp phủ trên cây đàn.
-
1 chai nước xịt: Để đàn sạch hơn thì bạn cần chuẩn bị thêm 1 chai xịt (loại bảo vệ gỗ) để tránh làm hỏng lớp sơn bên ngoài của cây đàn guitar.
-
Dụng cụ lên dây: Giúp bạn thực hiện thao tác tháo hoặc lắp dây đàn nhanh chóng và chính xác hơn.
-
Tinh dầu chanh: Sản phẩm này sẽ được sử dụng sau khi bạn lau sạch cây đàn. Tinh dầu chanh sẽ giúp làm bóng để cây đàn guitar của bạn trông mới hơn.
-
Dung dịch để vệ sinh phần dây kim loại: Do phần gỗ trên thân đàn là loại chai xịt bảo vệ gỗ còn phần dây đàn bạn cần một loại dung dịch vệ sinh riêng. Điều này sẽ bảo vệ dây đàn của bạn tối ưu.
1.2. Bước 2: Gỡ dây đàn guitar
Sau khi vệ sinh đàn, để chuẩn bị lau chùi đàn thì bạn cần gỡ dây đàn guitar. Bởi bạn không nên để dây đàn dính vào nước xịt, dung dịch vệ sinh hay vải. Những tác nhân này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng dây đàn guitar.
Các bước gỡ dây đàn:
-
Bước 1: Bạn xác định hướng xoay chốt để làm lỏng dây đàn. Thông thường các chốt từ dây 1 đến dây 3 xoay theo chiều kim đồng hồ khi nhìn từ phía trước. Còn dây chốt từ 4 đến dây 6 thì xoay ngược theo chiều kim đồng hồ.
-
Bước 2: Bạn cần quay chốt ngược chiều, để tránh căng dây đàn quá mức, có thể bị đứt khá nguy hiểm. Khi quay dây nào thì bạn gỡ luôn dây đó ra để tránh nhầm lẫn mất nhiều thời gian.
-
Bước 3: Sau khi dây đàn đã được gỡ, bạn thực hiện rút chốt ghim ra khỏi lỗ. Việc tháo chốt ghim có thể hơi khó khăn vì chốt được gắn khá chặt. Bạn nên sử dụng dụng cụ quay để việc rút chốt ghim thuận lợi hơn.
Lưu ý: Việc gỡ dây đàn cần thực hiện đúng cách và lần lượt từng dây. Điều này giúp bạn bảo vệ dây đàn, tránh đứt gãy trong quá trình gỡ dây đàn.
Bạn thực hiện gỡ dây đàn guitar để vệ sinh đàn nhanh và tránh nước rửa, vải lau dính vào dây đàn (Nguồn: Internet)
1.3. Bước 3: Lau chùi đàn
Sau khi đã gỡ bỏ dây đàn guitar thì bạn tiến hành lau các vị trí quan trọng trên cây đàn. Cụ thể như sau:
-
Bước 1: Sử dụng chai xịt gỗ, xịt lên khắp thân đàn. Lưu ý, bạn chỉ xịt một lượng nhỏ và thực hiện lau nhẹ nhàng. Bạn không nên xịt nhiều vì trong xịt gỗ sẽ có một lượng hóa chất nhất định. Với lượng lớn sẽ gây hỏng đàn và lãng phí nước xịt gỗ.
-
Bước 2: Bạn dùng vải mềm lau từng vị trí trên cây đàn guitar như: thùng đàn, mặt đàn, lưng đàn, hông đàn….
-
Bước 3: Tiếp theo bạn thực hiện lau thật sạch khóa đàn, bởi vì bộ phận này dễ bị rỉ sét. Bạn nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho dây kim loại để lau khóa đàn.
Lưu ý: Bạn nên lau đàn mỗi khi sử dụng xong để nâng cao hiệu quả bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của đàn guitar.
Bạn lần lượt lau từng vị trí trên đàn bằng khăn sạch và dung dịch chuyên dụng (Nguồn: Internet)
1.4. Bước 4: Đánh bóng cho đàn
Bước tiếp theo bạn sẽ thực hiện đánh bóng cho đàn. Đây là bước quan trọng để giữ được vẻ ngoài long lanh nhất cho cây đàn guitar của bạn. Các bước cụ thể:
-
Bước 1: Bạn lấy dầu chanh và khăn để lau cần đàn. Các bước lau cũng được thực hiện nhẹ nhàng và kỹ càng.
-
Bước 2: Sau đó, bạn lau ngựa đàn. Phần ngựa đàn bạn cần thực hiện tỉ mỉ và đảm bảo không còn bụi bẩn.
-
Bước 3: Khi đã đánh bóng xong, bạn kiểm tra xem trên đàn có vết xước không. Nếu có, cần phải khắc phục ngay.
Lưu ý: Để kết quả đánh bóng được cao thì bạn cần kiểm tra lại khâu lau chùi đàn. Khi có vết xước, hay nứt cần khắc phục sớm để tránh cho vết xước ngày càng to và gây hỏng đàn.
Sử dụng khăn và dầu chanh để lau cần đàn guitar (Nguồn: Internet)
1.5. Bước 5: Gắn dây và tune dây
Bước cuối cùng để vệ sinh đàn là gắn dây và tune dây. Các bước thực hiện:
-
Bước 1: Bạn cũng cần xác định các hướng xoay chốt.
-
Bước 2: Luồn dây vào ngựa đàn, bạn luồn dây dọc theo chốt ngựa đàn, kéo nhẹ dây rồi đảm bảo không bị chùng.
-
Bước 3: Tiếp theo bạn gắn dây vào phía đầu cần đàn. Bạn nên quấn dây quanh chốt 2 - 3 lần. Vòng quấn đầu tiên phải được thực hiện phía trên dây được chèn. Còn với vòng quấn thứ hai nên được thực hiện bên dưới dây, sao cho dây được chèn vào được gắn ở hai bên. Điều này sẽ cho phép bạn quấn chặt dây mà không bị chùng.
Lưu ý:Khi gắn dây, nếu dây còn thừa nên cắt bỏ để tăng thẩm mỹ cho đàn guitar.
Gắn dây và tune dây đàn guitar để hoàn tất bước vệ sinh đàn guitar (Nguồn: Internet)
2. Lưu ý khi vệ sinh đàn guitar
Khi vệ sinh đàn guitar bạn cần lưu ý những vấn đề sau để vệ sinh đàn đúng cách và hiệu quả nhất.
-
Rửa sạch tay trước khi vệ sinh đàn guitar: Điều này giúp bạn hạn chế dây bẩn ra khăn và đàn khi lau đàn.
-
Tháo dây đàn khi làm sạch: Việc để dây đàn dính dung dịch hay nước xịt gỗ sẽ làm giảm chất lượng dây. Do đó, bạn nên tháo dây đàn trước khi làm sạch để dây đàn không bị ảnh hưởng.
-
Thời gian làm sạch đàn: Thời gian làm sạch đàn phụ thuộc vào quá trình bạn vệ sinh có tỉ mỉ và kỹ càng không. Bạn nên vệ sinh đàn cẩn thận để tuổi thọ đàn lâu hơn và chơi đàn hiệu quả hơn.
-
Làm sạch phím đàn, cầu ngựa đàn:: Các bộ phận phím đàn và cầu ngựa đàn khá nhiều chi tiết nhỏ. Do đó, khi vệ sinh bạn cần làm sạch một cách tỉ mỉ và cẩn trọng. Bởi nếu còn bụi bẩn sẽ ảnh hưởng tới những bản nhạc của bạn.
-
Tránh sử dụng khăn giấy để lau cây đàn guitar: Bởi khăn giấy có lẫn nhiều tạp chất và chúng có thể làm xước lớp sơn trên cây đàn của bạn, làm giảm thẩm mỹ của đàn.
-
Dùng dung dịch chuyên dụng: Bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm tẩy rửa gia dụng chứa silicon, sáp hay chất pha loãng sơn mài, chất tẩy rửa để vệ sinh đàn. Những dung dịch chuyên dụng để đánh bóng cho đàn guitar như: Dunlop Cleaner & Prep, Gibson Polish, Dunlop Ultimate Lemon Oil,...
-
Đánh bóng các pickups: Bạn có thể đánh bóng các pickups (là thiết bị nhận tín hiệu âm thanh từ đàn guitar và truyền ra bên ngoài) bằng cách đơn giản là lau bằng khăn mềm. Hoặc nếu bạn biết cách tháo mà không ảnh hưởng đến hệ thống dây điện và các thiết bị trong đàn thì tháo ra và vệ sinh đảm bảo sạch sẽ hơn.
-
Bảo quản đàn guitar đúng cách: Bảo vệ đàn guitar khỏi va chạm, độ ẩm, nhiệt độ và dung dịch đổ tràn… Ngoài ra, khi tay bẩn hoặc có nhiều mồ hôi thì bạn không nên cầm vào đàn và sử dụng. Bạn nên cất giữ đàn ở nơi khô thoáng và sạch sẽ.
-
Vệ sinh đàn sau mỗi lần sử dụng: Bạn nên vệ sinh đàn sau khi sử dụng để bảo quản và giữ gìn đàn tối ưu nhất. Điều này giúp bạn hạn chế tình trạng bụi bẩn hay các vết xước xuất hiện lâu trên đàn làm giảm tuổi thọ của cây đàn guitar.
Bạn nên vệ sinh đàn sau khi sử dụng để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của đàn (Nguồn: Internet)
3. Lợi ích khi vệ sinh đàn guitar đúng cách
Vệ sinh đàn đúng cách mang lại nhiều lợi ích lớn cho người dùng như:
-
Nâng cao tuổi thọ của đàn: Khi được vệ sinh đúng cách, đàn của bạn sẽ được bảo vệ và xử lý ngay khi có vết xước. Bởi nếu các vết xước nhỏ không được xử lý ngay có thể lan rộng theo thời gian và gây hỏng đàn.
-
Giữ được vẻ đẹp, tính thẩm mỹ của đàn: Nếu được vệ sinh thường xuyên, đàn guitar của bạn sẽ hạn chế bụi bẩn, vết xước giúp đàn luôn giữ được vẻ ngoài lý tưởng nhất.
-
Khi bạn đánh đàn, âm thanh trong trẻo và chất lượng hơn: Khi vệ sinh đàn guitar bạn sẽ thực hiện điều chỉnh luôn dây đàn khi quá căng hoặc quá trùng. Cùng với việc các dây đàn được làm sạch bởi dung dịch chuyên dụng sẽ giúp bạn có được những bản nhạc vi vu, trong trẻo nhất.
Khi đàn được vệ sinh thường xuyên và đúng cách sẽ kéo dài tuổi thọ và giúp bạn tạo nên những bản nhạc vi vu, trong trẻo (Nguồn: Yamaha)
4. Một số câu hỏi liên quan cách vệ sinh đàn guitar
Sau đây là một số giải đáp thắc mắc phổ biến khi vệ sinh đàn guitar.
4.1. Nên vệ sinh đàn guitar bao lâu một lần?
Bạn nên vệ sinh đàn ngay sau khi chơi xong để đảm bảo luôn giữ được chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, bạn nên để túi hút ẩm trong thùng đàn để đàn tránh được độ ẩm gây hỏng đàn. Nếu chơi nhiều, bạn nên thay dây đàn sau 2 - 3 tháng; còn nếu chơi ít hơn thì 1 năm thay dây đàn 2 lần.
4.2. Có thể sử dụng gì để làm sạch cây đàn guitar của mình?
Bạn sử dụng các dụng cụ để làm sạch cây đàn guitar như:
-
Khăn lau: Khăn lau Dunlop, khăn Microfiber…
-
Dụng cụ lên dây: Quay tay Black guitar String Winder….
-
Dung dịch vệ sinh: Dunlop P65, Polisp….
4.3. Vệ sinh đàn guitar bằng cồn hay giấm có được không?
Bạn không nên sử dụng cồn hay giấm để vệ sinh đàn guitar vì các chất này có thể làm hỏng phần gỗ trên thân đàn. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các dung dịch chuyên dụng để làm sạch đàn guitar.
4.4. Nên sử dụng loại vải nào để lau đàn guitar?
Bạn nên ưu tiên loại vải mềm như vải vi sợi để vệ sinh đàn guitar. Tránh sử dụng các loại vải có chứa silicon hoặc axit hay khăn giấy để lau đàn. Vì những chất liệu này sẽ gây hư hỏng đàn khi bạn sử dụng để vệ sinh. Đặc biệt, silicon có thể làm hỏng một số lớp phủ trên cây đàn.
4.5. Có nên làm bóng dây đàn guitar bằng vaseline hay dầu oliu không?
Vaseline hay dầu oliu có thể giúp cây đàn bóng hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng dung dịch chuyên dụng làm bóng đàn, tránh dùng vaseline hay dầu oliu bởi chúng có thể chứa một số hợp chất không tốt cho lớp sơn của đàn, khiến phần gỗ của đàn guitar bị ngấm ẩm và nhanh hỏng.
Như vậy, khi vệ sinh đàn guitar bạn cần chú ý đến khâu chuẩn bị dụng cụ và tiến hành đầy đủ, tuần tự các bước để quá trình vệ sinh đàn đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, để sở hữu những cây đàn guitar bền, đẹp thì bạn nên ưu tiên lựa chọn địa chỉ mua đàn uy tín như Cửa hàng Âm nhạc Yamaha. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn tận tình và lựa chọn được cây đàn ưng ý để chơi guitar chuyên nghiệp.
Để tìm hiểu thêm về các loại đàn guitar chính hãng tại Yamaha, bạn vui lòng liên hệ:
Hệ thống đại lý Yamaha chính hãng:
Hotline: 1900 299 279
Website: https://vn.yamaha.com
Facebook: Yamaha Music Vietnam
Zalo: Yamaha Music Vietnam