Từ A đến Z về thanh giằng guitar: Chức năng, phân loại

Tác giả: Yamaha Music 

Thanh giằng guitar là bộ phận rất quan trọng của cây đàn guitar, có vai trò tạo sự vững chắc cho chiếc đàn và định hình âm thanh phát ra. Vậy thanh giằng trên đàn guitar là gì, có những loại nào và đảm nhận vai trò ra sao? Cùng Yamaha Music Vietnam tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Thanh giằng guitar là gì?

Thanh giằng guitar là bộ phận nằm bên trong thùng đàn. Bao gồm hệ thống các thanh gỗ theo nhiều dáng khác nhau như hình thang, chữ X, V, C hay quạt chạy dọc hoặc chạy ngang ở phía dưới các mặt gỗ của cây đàn.

Thanh giằng có thể tạo ra lực căng tới 90kg, giúp tạo sự vững chắc cho đàn guitar và mang đến âm thanh hay hơn. Nếu không có thanh giằng, khi bạn chơi đàn sẽ phát ra âm thanh ồm ồm, trộn lẫn các âm với nhau do mặt trước đàn bị rung động mạnh. 

Các thanh giằng guitar được đặt ở nhiều vị trí khác nhau gồm mặt trước, mặt sau và hông. Do âm thanh của đàn guitar được quyết định từ các thanh giằng ở mặt trước nên hệ thống thanh giằng mặt trước được chú ý hơn các mặt còn lại. 

Thanh giằng của đàn guitar nằm ở bên trong thùng đàn. (Nguồn: Internet)

 Thanh giằng của đàn guitar nằm ở bên trong thùng đàn. (Nguồn: Internet)

2. Phân biệt đàn guitar 4 dây và 6 dây

Thanh giằng trên đàn guitar giúp ổn định kết cấu, giữ cho cây đàn không bị sụp xuống và định hình âm thanh. Cụ thể như sau:

  • Ổn định kết cấu, giữ cho cây đàn không bị sụp xuống: Khả năng tạo ra lực căng của của thanh giằng lên đến 90kg nên có thể nâng đỡ mọi áp lực do người chơi tạo ra khi chơi đàn.
  • Định hình âm thanh: Khi người chơi gảy hoặc gõ dây đàn, năng lượng sẽ dồn hết lên mặt trước của cây đàn và tạo ra âm thanh khi đi qua bộ phận buồng âm. Nếu không có hệ thống thanh giằng, khi người chơi gảy hoặc gõ đàn sẽ xảy ra tình trạng rung khiến âm thanh phát ra ồm ồm, trộn lẫn các tạp âm khác nên tiếng đàn không hay như mong muốn.

3. Phân loại thanh giằng guitar

Thanh giằng guitar gồm có 11 loại khác nhau, trong đó 3 loại phổ biến nhất là thanh giằng thang, thanh giằng quạt và thanh giằng chữ X. Mỗi loại thăng giằng có cấu tạo và đặc điểm riêng, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình khi mua đàn guitar.

3.1. Thanh giằng chữ X

Đúng như tên gọi, thanh giằng chữ X có các thanh gỗ được sắp xếp tạo thành hình chữ X. Với 2 hai thanh gỗ bắt chéo nhau ở phía dưới của lỗ thoát âm và ngựa đàn, hệ thống thanh giằng này có thể trợ lực tốt cho mặt trước của đàn guitar trước sức căng rất lớn của dây thép. 

Khi mặt trước của cây đàn guitar dây thép chắc chắn và cứng thì cũng đồng nghĩa với lực căng của căng dây cũng lớn hơn, năng lượng truyền đến thùng đàn nhờ vậy cũng nhiều hơn. Kết quả là âm thanh phát ra sắc nét - sáng hơn, trong khi đó âm trầm (bass) to hơn và treble (dải cao/tần số cao) nổi bật.

 Hình ảnh thanh giằng chữ X (Nguồn: Internet)

Giằng bậc thang hay còn gọi là giằng ngang, giằng thẳng, được phát minh bởi thợ làm đàn George Fullerton vào đầu những năm 1900. Cấu tạo của hệ thống thang giằng hình thang gồm các thanh gỗ mỏng, nằm song song được dán vào mặt trong của đàn guitar. 

Thiết kế thanh giằng hình thang giúp âm thanh của đàn guitar ổn định hơn và chịu được độ căng dây thấp hơn. Vì vậy kiểu thanh giằng này được đánh giá phù hợp với phong cách âm nhạc cổ điển và tinh tế. 

Hình ảnh thanh giằng guitar hình thang. (Nguồn: Internet)

 Hình ảnh thanh giằng guitar hình thang. (Nguồn: Internet)

3.2. Thanh giằng hình thang

Ra đời vào năm 1800, thanh giằng kiểu dáng hình quạt được giới chuyên môn đánh giá cao trong phong cách âm nhạc cổ điển. Thanh giằng mỏng được sắp xếp từ lỗ thoát âm về phía dưới của cây đàn tạo thành hình cánh quạt. Khi sắp xếp sẽ để các thanh giằng bám sát lấy các vân gỗ.

Sử dụng hệ thống thăng giằng quạt giúp thùng đàn guitar mỏng hơn đồng thời kích thước thân đàn to hơn nên âm thanh tạo ra tự nhiên, ấm áp và có âm trần chắc chắn. Hệ thống thanh giằng hình quạt hoạt động tốt đối với loại guitar cổ điển dây nylon và guitar dân gian nhưng lại không thể chịu được lực căng do dây thép tạo ra.

Hình ảnh thanh giằng guitar hình quạt.

 Hình ảnh thanh giằng guitar hình quạt. (Nguồn: Internet)

3.3. Thanh giằng hình quạt

Ra đời vào năm 1800, thanh giằng kiểu dáng hình quạt được giới chuyên môn đánh giá cao trong phong cách âm nhạc cổ điển. Thanh giằng mỏng được sắp xếp từ lỗ thoát âm về phía dưới của cây đàn tạo thành hình cánh quạt. Khi sắp xếp sẽ để các thanh giằng bám sát lấy các vân gỗ.

Sử dụng hệ thống thăng giằng quạt giúp thùng đàn guitar mỏng hơn đồng thời kích thước thân đàn to hơn nên âm thanh tạo ra tự nhiên, ấm áp và có âm trần chắc chắn. Hệ thống thanh giằng hình quạt hoạt động tốt đối với loại guitar cổ điển dây nylon và guitar dân gian nhưng lại không thể chịu được lực căng do dây thép tạo ra.

 3.4. Thanh giằng chữ V- Class

Năm 2018, thương hiệu đàn guitar Taylor của Mỹ công bố hệ thống thang giằng V-Class Bracing – phát minh của nhà thiết kế guitar Andy Powers. Cấu tạo của hệ thống thanh giằng chữ V-Class gồm có hai thanh giằng dài kéo dài từ khối đuôi sang hai bên lỗ thoát âm về phía cổ tạo thành hình chữ “V”. Một thanh nẹp bên kéo dài theo chiều rộng của mặt đàn guitar được đặt giữa tấm ngựa đàn và lỗ thoát âm. Một bộ nẹp quạt/tông cũng được đặt đối xứng vuông góc với từng nẹp V dọc.

Với thiết kế chữ V, độ cứng theo đường tâm của cây đàn được nâng lên, đồng thời tăng độ linh hoạt cho toàn bộ thùng đàn. Vì vậy, âm thanh phát ra từ cây đàn guitar có âm lượng lớn với độ ngân vang tốt.

Hình ảnh thanh giằng chữ V- Class. (Nguồn: Internet)

 Hình ảnh thanh giằng chữ V- Class. (Nguồn: Internet)

3.5.  Thanh giằng C-Class

Thanh giằng C-Class là thiết kế độc quyền của hãng Taylor Guitar. Với thiết kế không đối xứng, kiểu thanh giằng C-Class chú trọng tập trung vào tần số thấp hơn giúp âm thanh trầm vừa ấm áp vừa mạnh mẽ.

Thiết kế thanh giằng chữ C-Class có tác dụng tăng độ linh hoạt và độ cứng. Từ đó, cải thiện âm thanh, tăng âm lượng và độ bền cho đàn guitar. Hiện tại, thiết kế C-Class chỉ được sử dụng trên dòng đàn guitar Grand Theater của hãng Taylor.

Thiết kế thanh giằng chữ C - Class có tác dụng  tăng độ linh hoạt và độ cứng. (Nguồn: Internet)

 Thiết kế thanh giằng chữ C - Class có tác dụng tăng độ linh hoạt và độ cứng. (Nguồn: Internet)

3.6. Thanh giằng chữ A

Ba phong cách thiết kế độc quyền của thanh giằng chữ A hiện nay gồm:

  • Đàn guitar Tacoma sử dụng 2 thanh giằng dọc giống như đàn guitar thanh giằng lớp V nhưng tách biệt theo hướng ngược nhau ở phần đuôi. Thiết kế thanh giằng này chủ yếu có trên các cây đàn guitar có lỗ âm thanh không đặt ở vị trí trung tâm.
  • Đàn guitar Lowden sử dụng một biến thể của phương pháp nẹp chữ X bên dưới ngựa đàn. Cụ thể là 2 thanh giằng được thêm vào theo đường chéo giữa bảng ngón tay và lỗ thoát âm, chuyển hướng về phía lỗ thoát âm. 
  • Adamas Bracing có trên một số kiểu đàn guitar do hãng Ovation Guitars thiết kế và sản xuất. Thương hiệu đàn guitar Ovations nổi tiếng với việc sử dụng các lỗ thoát âm nhỏ hơn so với các nhà sản xuất khác.

Hình ảnh thanh giằng guitar chữ A. (Nguồn: Internet)

 Hình ảnh thanh giằng guitar chữ A. (Nguồn: Internet)

3.7. Thanh giằng đôi X

Đúng như tên gọi của mình, thanh giằng đôi chữ X là hệ thống gồm có hai thanh giằng chữ X chồng lên nhau tạo thành hình thoi bao quanh bản cầu. Với thiết kế này, thanh giằng chữ X đôi có tác dụng củng cố mặt trên của đàn, hạn chế rung. Hệ thống thanh đôi chữ X được sử dụng chủ yếu trên các loại đàn guitar 12 dây.

Hình ảnh thanh giằng guitar đôi X.  (Nguồn: Internet)

 Hình ảnh thanh giằng guitar đôi X. (Nguồn: Internet)

3.8. Thanh giằng hình vỏ sò

Thanh giằng hình vỏ sò được sáng tạo bởi các kỹ sư của thương hiệu Yamaha và hiện đang có mặt trên dòng đàn acoustic FG. Nhờ sử dụng công nghệ phân tích âm thanh hiện đại nên tiếng của chiếc đàn guitar khi phát ra mạnh hơn ở tầm trung và tầm thấp.

Hình ảnh thanh giằng vỏ sò của Yamaha.

 Hình ảnh thanh giằng vỏ sò của Yamaha. (Nguồn: Internet)

3.9. Thanh giằng lưới

Mô hình thanh giằng lưới được tạo ra bởi các các thanh giằng khác nhau với sắp xếp phức tạp. Kiểu dáng thanh giằng này xuất hiện nhiều trên những cây đàn guitar cổ điển. Đàn guitar dây thép thường không sử dụng thăng giằng này vì dây có độ căng lớn. Khi dùng trên dòng guitar cổ điển, thăng giằng lưới có tác dụng trong việc chuyển giai điệu và âm lượng hiệu quả cho đàn.

Hình ảnh thanh giằng lưới.

 Hình ảnh thanh giằng lưới. (Nguồn: Internet)

3.10. Thanh giằng Performance

Performance Braces được thiết kế và sửa đổi dựa trên hệ thống thanh giằng X. Điểm đặc biệt của kiểu thanh giằng này là người chơi có thể thay đổi vị trí và điều chỉnh hình dáng của thanh giằng khi muốn thay đổi khoảng cách của mặt trên với mặt hông và lưng. Với thiết kế 1 ngựa đàn hai phần nên âm thanh của đàn guitar vừa mạnh vừa lớn hơn.

Hình ảnh thanh giằng guitar Performance. (Nguồn: Internet)

 Hình ảnh thanh giằng guitar Performance. (Nguồn: Internet)

3.11. Thanh giằng Advanced Performance

Thế mạnh của thanh giằng Advanced Performance là với từng dáng đàn khác nhau, người chơi có thể dễ dàng điều chỉnh vị trí và hình dáng sao cho phù hợp nhất. Nhờ vậy mà ưu điểm của từng dáng đàn có điều kiện phát huy tối đa. Hệ thống các thanh giằng Advanced Performance được bố trí ở cả hai bên đàn không chỉ giúp tăng độ cứng mà còn tối đa hóa các chuyển động. Điều này sẽ giúp âm thanh tầm trung của cây đàn guitar ấm áp và ngân vang hơn.

Hình ảnh thanh giằng Advanced Performance. (Nguồn: Internet)

 Hình ảnh thanh giằng Advanced Performance. (Nguồn: Internet)

4. 11 bộ phận khác của đàn guitar ngoài thanh giằng

Ngoài thanh giằng thì cấu tạo của đàn guitar còn có 11 bộ phận khác gồm: thân đàn, cần đàn, ngựa đàn, mặt phím và phím đàn, lược đàn, bộ trục lên dây đàn, trục kim loại giữ thẳng dây đàn, khóa đàn, ngăn phím, dây đàn, lỗ thoát âm. 

  • Thân đàn: Đây là bộ phận quyết định trực tiếp và rất lớn tới chất lượng âm thanh của cây đàn. Khi người chơi gảy dây đàn, các rung động ngay lập tức được truyền đến bộ phận mặt cảm âm, qua ngựa đàn rồi truyền ra phần lưng cũng như cạnh đàn để tạo ra âm thanh. 
  • Cần đàn: Kích thước và hình dáng cần đàn không chỉ tạo nên khác biệt cho cách cảm nhận về từng cây đàn guitar mà còn ảnh hưởng đáng kể tới độ ngân và âm sắc của đàn. Hình dáng của cần đàn có thể là chữ D tròn, D hơi phẳng, chữ V… 
  • Ngựa đàn: Ngựa đàn gồm ngựa đàn và xương đàn, là vị trí dây đàn được đặt ở mặt trước của thân đàn. Chức năng là kiểm soát độ dài dây đàn và truyền rung động của dây đàn tới thân đàn. 
  • Mặt phím và phím đàn: Hai bộ phận này ảnh hưởng trực tiếp tới âm sắc, âm thanh, cảm giác của chiếc đàn guitar. Chất liệu được sử dụng để sản xuất phím đàn và mặt phím là gỗ mun, gỗ hồng sắc vì đặc tính bền và chống chịu tốt cùng khả năng tạo ra âm sắc hay. 
  • Lược đàn: Vị trí của lược đàn nằm ở giữa cần đàn và đầu đàn. Nhiệm vụ của lược đàn là tạo ra khoảng cách cho dây đàn với phím đàn tránh tình trạng bị rung và rè tiếng khi chơi. Chất liệu dùng để làm lược đàn có thể là xương, nhựa, đồng hoặc thép. 
  • Bộ trục lên dây đàn: Mỗi dây đàn sau khi đi qua lược đàn sẽ được gắn và cố định với 1 chốt chỉnh dây ở đầu đàn. Các chốt chỉnh dây có thể được đặt dọc theo một bên sườn hoặc chia đều sang hai bên của đầu đàn. Nhiệm vụ của bộ trục lên dây đàn là giữ cho các trục không bị di chuyển, mang lại âm điệu đúng cho cây đàn guitar. 
  • Trục kim loại giữ thẳng dây đàn: Nhờ có bộ phận này mà người chơi có thể điều chỉnh một đầu ở cần đàn giúp dây đàn có độ căng chuẩn xác. Thông thường, trục kim loại này được sử dụng chủ yếu trên đàn guitar dây thép vì sức căng của dây lớn, không cần dùng trên đàn guitar dây nylon. 
  • Khóa đàn: Giữ dây và điều chỉnh độ cao của dây đàn là nhiệm vụ của khóa đàn. Nhờ khóa đoán mà người chơi có thể hạ hoặc nâng tông theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. 
  • Ngăn phím: Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bộ phận ngăn phím trên cây đàn guitar bằng cách nhìn vào các dấu chấm đánh dấu ở các vị trí 3, 5, 7, 9, 12. Người chơi có thể căn cứ vào các vị trí trên để thực hiện 5 thế bấm trên chiếc đàn guitar. 
  • Dây đàn: 6 dây đàn guitar gồm dây số 1 là dây nhỏ nhất - nốt mi cao; dây số 2 là nốt si; dây số 3 là nốt sol; dây số 4 là nốt rê; dây số 5 là nốt la và dây số 6 là to nhất - mi trầm. Chất liệu dây đàn guitar có thể bằng dây nylon hoặc sắt giúp tạo ra các âm thanh khác nhau. 
  • Lỗ thoát âm: Lỗ thoát âm là bộ phận cho các sóng âm hình thành khi người chơi gảy các dây đàn guitar. Hành động này tạo ra các dao động khuếch đại ở bên trong bộ phận thùng đàn để phát ra âm thanh.  

Hình ảnh các bộ phận chính của cây đàn guitar. (Nguồn: Yamaha)

 Hình ảnh các bộ phận chính của cây đàn guitar. (Nguồn: Yamaha)

Có thể thấy, việc lựa chọn được chiếc đàn có hệ thống thanh giằng guitar tốt sẽ giúp kết cấu của cây đàn ổn định và chắc chắn, đồng thời định hình âm thanh hay như mong muốn. Bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín như Cửa hàng m nhạc Yamaha để mua được đàn guitar chính hãng với chất lượng đảm bảo.

Liên hệ mua hàng

Tra cứu hệ thống đại lý Yamaha chính thức trên toàn quốc.

Chơi Guitar Điện Có Khó Không? Bí Quyết Chinh Phục Guitar Điện Cho Người Mới Bắt Đầu

Cùng Yamaha giải đáp thắc mắc "Chơi guitar điện có khó không?" và tìm hiểu những thông tin hữu ích giúp bạn chinh phục loại nhạc cụ "quyến rũ" này.

Chọn đàn guitar cho người mới chơi: Acoustic hay Classic?

Có rất nhiều loại đàn guitar với hình dáng, kích thước và vì vậy, mang lại âm thanh khác nhau. Một cây đàn có thể được làm từ nhiều loại chất liệu riêng biệt, thậm chí đến dây đàn cũng có rất nhiều lựa chọn. Vậy thì làm sao một người mới chơi có thể chọn được cây đàn thùng đầu tiên cho mình? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 2 loại guitar phổ biến nhất: Acoustic và Classic.

Những lưu ý khi mở cửa hàng nhạc cụ

Mở cửa hàng nhạc cụ không chỉ cần đam mê mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược hợp lý. Mọi yếu tố đều quan trọng từ việc lập kế hoạch chi tiết, chọn sản phẩm, thiết kế không gian trưng bày, đến nâng cao kiến thức và kỹ năng... Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý cần thiết để mở cửa hàng nhạc cụ thành công và khám phá chương trình nhượng quyền 0đ đến từ Yamaha Music Vietnam