Đàn Piano có tên gọi khác là gì? Tìm hiểu các tên gọi đặc biệt
Piano là một loại nhạc cụ được yêu thích trên toàn thế giới, nhất là với những người đam mê âm nhạc. Vậy bạn đã biết đàn Piano có tên gọi khác là gì hay chưa? Ngoài đàn dương cầm, đàn độc huyền thì đàn Piano còn nhiều tên gọi độc đáo khác gắn liền với lịch sử hình thành của đàn. Cùng Yamaha Music tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Đàn Piano có tên gọi khác là gì?
Đàn Piano là một loại nhạc cụ bàn phím có dây, các dây đàn được đánh bằng búa gỗ có phủ lớp nỉ mềm mại. Khi nghệ sĩ Piano dùng các ngón tay ấn xuống các phím đàn sẽ phát ra âm thanh du dương, bay bổng. Đàn Piano có tên gọi phổ biến khác là Dương cầm. Điều này xuất phát từ việc Piano được du nhập vào Việt Nam từ phương Tây nên được gọi là “Tây dương cầm”, sau đó chuyển thành “Dương cầm”. Bên cạnh đó, đàn Piano còn có 3 tên gọi khác phụ thuộc vào lịch sử ra đời là: Clavichord, Harpsichord, Piano e forte.
- Clavichord: Clavichord lần đầu xuất hiện vào Thế kỷ 14, được ưa chuộng và thịnh hành vào thời kỳ Phục Hưng. Chiếc đàn này được ra đời nhờ sự cải tiến đàn Organ của các nhà phát minh (thợ thủ công) để tiến tới một nhạc cụ gần hơn với đàn Piano. Khi nhấn phím đàn, sự chuyển động sẽ được truyền bởi 1 thanh đồng (tangent) đánh vào dây và gây rung động phát ra âm thanh trong khoảng 4 đến 5 quãng tám.
- Harpsichord: Cây đàn này được tạo ra tại Ý vào khoảng năm 1500 - Thế kỷ 15, sau đó phát triển tới Đức, Anh, Pháp và Flanders. Khi nhấn phím đàn, một miếng đệm gắn theo chiều dài của thanh gỗ gọi là "jack plucks" sẽ đánh vào dây tạo ra âm thanh, đem lại một giai điệu cuốn hút. Những chiếc đàn Piano hiện nay có cấu trúc tổng thể, hệ thống dây đàn và bảng cộng hưởng giống với chiếc đàn này.
- Đàn Piano e forte: Bartolomeo Cristofori là người đã cải tiến đàn Harpsichord thành đàn "clavicembalo col piano e forte" (nghĩa đen là một nhạc cụ có thể chơi các tiếng mạnh và nhẹ), do ông không hài lòng vì những âm thanh từ đàn Harpsichord tạo ra vượt quá sự cho phép. Các que gảy dây đã được ông thay bằng những chiếc búa nhỏ đập vào dây, một cải tiến mới đem đến một phiên bản Piano hiện đại hơn vào năm 1709. Sau đó, cái tên này được rút gọn thành “Piano” như ngày nay.
Âm thanh bay bổng của đàn Piano hay Dương cầm khiến người nghe say mê, thích thú (Nguồn: Yamaha)
2. Lịch sử làm nên thương hiệu đàn Piano Yamaha
Trong suốt lịch sử phát triển, Yamaha luôn tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đàn Piano chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới. Hãy cùng Yamaha Music tìm hiểu về quá trình hình thành và phát trên nên thương hiệu đàn Piano Yamaha nhé!
- Giai đoạn từ năm 1900 đến năm 1945
Cây đàn Piano upright đầu tiên của Yamaha được sản xuất vào năm 1900 tại thành phố Hamamatsu, Nhật Bản. Đây được xem là bước đột phá lớn đối với Yamaha khi trước đó công ty chỉ sản xuất các loại nhạc cụ như đàn Guitar và Organ. Cây đàn này có kích thước khá lớn, phù hợp với các phòng hòa nhạc và sân khấu lớn. Đặc biệt, Yamaha đã sử dụng kỹ năng chế tạo đàn Piano thủ công để tạo ra cây đàn đầu tiên của mình. Nhờ việc sử dụng các chất liệu gỗ tốt, kỹ thuật sản xuất chính xác, âm thanh của cây đàn này được đánh giá là đặc biệt và được nhiều người ưa chuộng.
Sau khi sản xuất thành công cây đàn Piano đầu tiên, công ty đã tiếp tục nghiên cứu và cải tiến ra sản phẩm mới với chất lượng và tính năng vượt trội hơn. Năm 1926, Yamaha đã mời một kỹ thuật viên Piano nhiều kinh nghiệm từ Đức tên là Schlegel tới Nhật Bản để giúp họ cách để sản xuất ra một cây đàn Piano tốt hơn.
Sau khi học hỏi từ Schlegel về đàn Piano, các thợ thủ công của Yamaha nhận thức được nhiều điều về cây đàn này. Đó là chỉ khi âm thanh và chất lượng của một cây đàn đạt tới mức tuyệt vời thì nghệ sĩ mới có thể tạo nên một màn biểu diễn Piano hoàn hảo. Do đó, các kỹ sư và nghệ nhân của Yamaha đã đặt mục tiêu tạo ra một cây đàn Piano nhỏ gọn hơn với chất lượng âm thanh tốt hơn. Từ đó đáp ứng để nhu cầu của khách hàng trong thời đại mới.
- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà máy của Yamaha đã bị phá hủy nặng nề. Tuy nhiên, đến năm 1947, các phòng thí nghiệm âm thanh đã được khôi phục và Yamaha đã bắt đầu sản xuất đàn Piano trở lại.
Năm 1950, Yamaha tổ chức buổi hòa nhạc đầu tiên cho đàn Piano thời kỳ hậu chiến. Công ty cũng đã tiến hành phân tích sâu hơn về những đặc điểm của Piano như âm thanh, chất liệu, các bộ phận lắp ráp bên trong đàn. Năm 1956, để đạt được mục tiêu sản xuất ra một cây đàn Piano tốt hơn, Yamaha đã xây dựng thêm nhiều cơ sở để sản xuất loại đàn này. Đến năm 1965, Yamaha trở thành công ty sản xuất nhiều đàn Piano nhất trên thế giới.
- Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1969
Năm 1965, Casera Tallone - một kỹ thuật viên Piano nổi tiếng từ châu u đã đến thăm nhà máy Yamaha ở Hamamatsu. Ông đã quyết định hợp tác với họ để phát triển các kỹ thuật nhằm tạo nền một cây dương cầm hòa nhạc đẳng cấp thế giới.
Với sự trợ giúp của Tallone, đàn Piano CF được ra mắt tại Tokyo vào tháng 11 năm 1967. Các nghệ sĩ Piano hàng đầu như Wilhelm Kempff, John Ogdon và Ingrid Haebler đã chơi trên nguyên mẫu đàn Piano CF để đưa ra những nhận xét cho Yamaha. Nhờ những ý kiến đóng góp đó mà Yamaha có thể phát triển ra các sản phẩm mới hoàn thiện hơn.
Đàn Piano CF có thiết kế hiện đại, sang trọng, thường được sử dụng trong các buổi biểu diễn chuyên nghiệp. Đồng thời loại đàn này được trang bị bộ máy cơ (action) tiên tiến giúp tăng cường chất lượng âm thanh và độ nhạy cảm của phím. Điều này giúp tạo ra một âm thanh chân thật, tự nhiên và phong phú.
- Giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1979
Năm 1970 được xem là một năm đáng nhớ của những người yêu âm nhạc. Vào ngày khai mạc buổi biểu diễn của nghệ sĩ Piano người Nga Sviatoslav Richter, đàn Piano CF là cây đàn Piano duy nhất được anh ấy đồng ý chơi tại buổi biểu diễn chính thức. Richter tiếp tục sử dụng đàn Piano CF trong suốt cuộc đời của mình.
Từ đó, các lễ hội âm nhạc lớn ở châu u đã sử dụng CF làm đàn Piano chính thức của họ như lễ hội âm nhạc Toul của Pháp hay lễ hội âm nhạc Fraiberg ở Đức.
- Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1989
Vào năm 1980, học viện Kỹ thuật Piano Yamaha được thành lập với vai trò là cơ sở đào tạo các kỹ thuật viên Piano trình độ cao. Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của Yamaha đối với đàn Piano. Sinh viên tốt nghiệp của học viện này được làm việc với những nghệ sĩ Piano giỏi nhất thế giới.
Đến năm 1983, nhờ vào những kinh nghiệm đúc kết trong thời gian dài, các thợ thủ công của Yamaha đã cho ra mắt cây đại dương cầm CFIII Yamaha đầu tiên. Cây đàn này thành công ngay lập tức và được các nghệ sĩ Piano nổi tiếng như Sviatoslav Richter và Krystian Zimerman sử dụng. CFIII đã trở thành cây đàn Piano chính thức trong các cuộc thi âm nhạc quốc tế điển hình là Cuộc thi Quốc tế Tchaikovsky danh tiếng tại Nga năm 1986.
- Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1999
Năm 1991 là một năm đáng mừng đối với Yamaha khi họ đã giới thiệu CFIIIS - một loại đàn Piano được thiết kế để cung cấp màu sắc âm thanh lớn hơn với nhiều âm vang và sức biểu cảm ra toàn thế giới.
CFIIIS đã được nâng cấp hai lần vào năm 1996 và năm 2000, trở thành cây đàn Piano hàng đầu của Yamaha và phổ biến với các nghệ sĩ hòa nhạc nổi tiếng. Trong cuộc thi Piano Quốc tế Tchaikovsky tại Nga năm 1998, nghệ sĩ Piano trẻ Denis Matsuev đã giành giải nhất biểu diễn trên Yamaha CFIIIS. Hơn hết, anh ấy còn dành lời ca ngợi cho âm thanh rực rỡ và mạnh mẽ của cây đàn này.
- Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009
Năm 2002, Ayako Uehara đã chiến thắng cuộc thi Tchaikovsky quốc tế lần thứ 12 bằng cây đàn Piano Yamaha CSIIIS. Sự kiện này đã đánh dấu một kỷ nguyên mới cho Yamaha và thế giới âm nhạc Nhật Bản. Đàn Piano Yamaha CSIIIS trở thành cây đàn chính thức của hơn 20 cuộc thi Piano quốc tế, thu hút nhiều nghệ sĩ Piano trẻ tài năng.
- Giai đoạn từ năm 2010 đến nay
Tháng 5 năm 2010, Yamaha giới thiệu đàn Grand Piano dòng CF chính thức của họ, được coi là đỉnh cao của đàn Piano, đại diện cho 19 năm nghiên cứu và phát triển. Yamaha đã nỗ lực để có thể biến lý thuyết thành hiện thực. Yamaha sử dụng những vật liệu uy tín để đạt được âm thanh chất lượng cao.
Tháng 10 năm 2010, nghệ sĩ Piano Yulianna Avdeeva giành giải nhất cuộc thi Piano Chopin Quốc tế lần thứ 16 khi biểu diễn trên cây đàn CF của Yamaha. Đây là lần đầu tiên một nghệ sĩ dương cầm giành chiến thắng khi chơi trên đàn Piano Yamaha tại Nhật Bản.
Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển đàn Piano, Yamaha đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường âm nhạc hiện nay (Nguồn: Yamaha)
Có thể thấy, Yamaha đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều để gây dựng nên thương hiệu đàn Piano uy tín như hiện nay. Trải qua một lịch sử phát triển đàn Piano hào hùng, Yamaha đã khiến người chơi Piano phải nể phục trước những thành tựu to lớn mà họ đã đạt được.
3. 2 loại đàn Piano phổ biến
Trên thị trường hiện nay có 2 loại đàn Piano chính là đàn Piano điện và đàn Piano cơ hay còn được gọi là đàn Piano Acoustic. Cụ thể, đàn Piano Acoustic được chia thành 2 loại: đàn Piano đứng (Piano Upright) và đàn Piano nằm (Piano Grand).
3.1. Đàn Piano cơ
Đàn Piano được biết đến với tên gọi khác là dương cầm, một loại nhạc cụ lớn có kích cỡ nặng khoảng từ 200 - 300kg tùy thuộc vào chất liệu, kết cấu bên trong cây đàn. Đa số các cây đàn Piano cơ đều được thiết kế bằng chất liệu gỗ với khung ngang bên trong.
Khung ngang này được dùng làm bảng cộng hưởng, đồng thời là vị trí để căng các dây. Những phím đàn sử dụng màu sơn đen và trắng, tạo nên màu sắc đơn giản nhưng toát lên vẻ đẹp tinh tế, sang trọng.
Âm thanh của đàn Piano cơ được thiết kế dựa trên cơ chế cơ học nhờ vào sự chuyển động nhịp nhàng của các bộ phận cấu thành nên cây đàn. Do đó, tiếng nhạc được phát ra khá tự nhiên, đạt được độ chuẩn cao. Đây là loại đàn không sử dụng nguồn điện để trình diễn.
Đàn Piano cơ gồm 2 loại: đàn Piano Upright (Piano đứng) và đàn Piano Grand (Piano nằm).
1- Piano Upright (Piano đứng), là một loại nhạc cụ thuộc dòng đàn Piano cơ. Đây là loại đàn có dáng thẳng đứng, nhỏ gọn thích hợp với những không gian hạn hẹp, tiết kiệm diện tích như gia đình, phòng trà,... Điểm đặc biệt của chiếc đàn này nằm ở việc thiết kế các dây đàn theo chiều dọc và búa đàn tác động vào dây từ phía bên cạnh của đàn.
Piano upright (Piano đứng) - thiết kế nhỏ gọn, âm thanh phát ra tự nhiên, lôi cuốn người nghe (Nguồn: Yamaha)
2- Piano Grand (Piano nằm) là phiên bản trái ngược với Piano Upright. Phiên bản đàn nằm ngang này được gia công với chiều cao cố định, chiều dài có thể thay đổi sao cho phù hợp với bối cảnh, không gian đặt đàn.
Với kích thước lớn, âm thanh vang tạo cảm giác mạnh mẽ, Piano Grand phù hợp với những màn trình diễn trong các không gian rộng lớn. Do đó, giá thành của một chiếc đàn này sẽ cao hơn so với Piano Upright.
Piano Grand với âm hưởng vang vọng, thích hợp trình diễn ở các sân khấu lớn (Nguồn: Yamaha)
3.2. Đàn Piano điện
Sau dòng Piano cơ, đàn Piano điện (Digital Piano) ra đời với kích thước gọn nhẹ hơn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng như gia đình, phòng trà, nhà hát,... Tuy nhiên, thay vì sử dụng bảng cộng hưởng, đàn Piano điện dùng các vi mạch điện tử để tạo ra âm thanh. Việc sử dụng kỹ thuật số khiến cho âm thanh của Piano điện không chân thật, sinh động như các dòng Piano cơ.
Do đó, tùy theo từng mục đích sử dụng, người dùng có thể lựa chọn cho mình một cây đàn Piano phù hợp. Nếu bạn là người đam mê đàn Piano nhưng chỉ chơi nhằm mục đích giải trí thì Piano điện là sự lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, để có được những giai điệu du dương, sâu lắng chân thực nhất thì Piano cơ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
Đàn Piano điện sử dụng âm thanh kỹ thuật số, đem lại tiếng đàn chất lượng kèm theo phần nhạc đệm của nhiều thể loại khác nhau (Nguồn: Yamaha)
4. Đàn Piano có giá bao nhiêu?
Giá đàn Piano phụ thuộc vào thương hiệu, từ thiết kế đến chất liệu,... Đàn Piano Grand có kích thước lớn, âm hưởng vang hơn so với Piano Upright nên giá sẽ chênh lệch cao hơn.
Tại thị trường Việt nam, giá thành Piano cơ bản rất đa dạng, có nhiều phân khúc cho bạn lựa chọn:
- Phân khúc giá tốt cho người mới bắt đầu: Khoảng 60 - 100 triệu đồng. Đây được xem là phân khúc rẻ nhất, bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một cây đàn phù hợp với bản thân.
- Phân khúc trung bình: Từ 100 - 700 triệu đồng. Với mức giá này, bạn có thể sở hữu những cây đàn Piano với thiết kế đẹp mắt, âm thanh vang vọng, êm dịu hơn.
- Phân khúc cao cấp: Từ 800 triệu đồng trở lên. Đây được xem là mức giá dành cho các cây đàn Piano cơ sử dụng để trình diễn trên các sân khấu lớn, có nhiều khán giả đến để thưởng thức.
Trên đây là những phân khúc giá Piano phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, đối với dòng Piano điện thì giá sẽ nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể sở hữu ngay cho mình một câu đàn Piano kỹ thuật số giá rẻ chỉ từ 10 triệu đồng. Tuy nhiên, để có được âm thanh chân thực, hoàn hảo nhất, các bạn hãy tham khảo thêm các loại Piano trong 3 phân khúc nêu trên nhé!
Yamaha Music hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm về quá trình phát triển của đàn Piano, cũng như có được câu trả lời cho câu hỏi đàn Piano có tên gọi khác là gì. Nếu bạn muốn mua Piano, hãy đến với các cửa hàng bán nhạc cụ Yamaha chính hãng trên toàn quốc. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau để được tư vấn nhanh chóng và tận tình nhé!
Hệ thống đại lý Yamaha chính hãng:
Hotline: 1900 299 279
Website: https://vn.yamaha.com
Facebook: Yamaha Music Vietnam
Zalo: Yamaha Music Vietnam