Đàn Organ khác gì Piano? So sánh 10 tiêu chí

Tác giả: Yamaha Music 

Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa hai loại nhạc cụ là đàn Organ và đàn Piano. Vậy đàn Organ khác gì Piano? Bài viết sau sẽ tổng hợp 10 tiêu chí so sánh điểm khác nhau giữa hai loại đàn này để giúp bạn phân biệt và đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn học loại nhạc cụ phù hợp với bản thân.

1. Tìm hiểu đàn Organ và đàn Piano

Đàn Piano và đàn Organ có nhiều điểm giống nhau vì đều là nhạc cụ phím, có hình thức bên ngoài khá tương đồng. Tuy nhiên, về bản chất thì đàn Organ và Piano vẫn có nhiều điểm khác biệt. 

Về đàn Organ: Đàn Organ có tên tiếng anh là Electric Keyboard - một loại nhạc cụ sử dụng bàn phím điện tử. Loại bàn phím này được thiết kế với bảng điều khiển ở mặt trên, chạy bằng công nghệ DSP và hoạt động bằng cách sử dụng điện hoặc pin. Bên cạnh đó, đàn Organ còn có tính năng mô phỏng âm thanh của nhiều loại nhạc cụ khác nhau như Piano, Guitar, Bass. Nhiều mẫu Organ có âm thanh chân thật khiến người nghe lầm tưởng rằng đó là tiếng của đàn Piano. Điểm đặc biệt của loại đàn này là phải sử dụng pin hoặc điện thì đàn mới có thể hoạt động được.

Electric keyboard (đàn Organ) - loại đàn có âm thanh khiến nhiều người nhầm lẫn với tiếng đàn Piano (Nguồn: Yamaha)

 Electric keyboard (đàn Organ) - loại đàn có âm thanh khiến nhiều người nhầm lẫn với tiếng đàn Piano (Nguồn: Yamaha)

Về đàn Piano: Đàn Piano đã không còn quá xa lạ đối với những người yêu thích âm nhạc. Đây là loại nhạc cụ sử dụng phím dây để tạo ra âm thanh dưới sự tác động của búa đàn vào dây. Sự dao động của dây được truyền vào bảng cộng hưởng (Soundboard) thông qua Ngựa và Cầu đàn. Soundboard làm dịch chuyển không khí, tạo ra âm thanh. 

Đàn Piano được thiết kế gồm các bộ phận: bàn đạp (pedal), bộ cơ, dây đàn, bảng cộng hưởng và khung đàn. Các nhà sản xuất sẽ lựa chọn chất liệu phù hợp cho từng bộ phận dựa trên chức năng chính của chúng. Tuy nhiên, chất liệu của các bộ phận có thể khác nhau vì chúng còn phụ thuộc vào đặc tính riêng của từng thương hiệu.

Thiết kế bắt mắt, âm thanh du dương của đàn Piano thu hút nhiều sự quan tâm của người đam mê âm nhạc (Nguồn: Yamaha)

Thiết kế bắt mắt, âm thanh du dương của đàn Piano thu hút nhiều sự quan tâm của người đam mê âm nhạc (Nguồn: Yamaha)

Tóm lại, đàn organ và đàn piano cũng có những điểm tương đồng như đều sử dụng bàn phím để tạo ra âm thanh. Bên cạnh đó, cả đàn organ và piano đều có khả năng phát ra âm thanh với độ lớn và cường độ khác nhau tùy thuộc vào lực đánh của người chơi. Tuy nhiên, hai loại đàn này vẫn tồn tại những điểm khác biệt, tạo nên điểm nhấn đặc biệt của mỗi cây đàn.

2. Đàn Organ khác gì Piano?

Mặc dù cả Organ và Piano đều sử dụng phím để tạo ra âm thanh, nhưng hai loại nhạc cụ này vẫn có những điểm khác nhau từ ngoại hình đến cách hoạt động để tạo ra âm thanh. Hãy cùng Yamaha Music Vietnam điểm qua 10 điểm khác nhau giữa đàn Piano và đàn Organ qua bảng sau đây:

 

Tiêu chí so sánh

Đàn Piano

Đàn Organ

Ngoại hình

- Kích thước lớn, tùy thuộc vào từng hãng sản xuất và từng loại đàn. Kích thước dài x rộng x cao dao động từ: 60 x 150 x 110 cm đến 400 x 300 x 107 cm.

- Trọng lượng dao động trong khoảng từ 30 - 500 kg.

- Được làm từ các chất liệu khác nhau như gỗ, kim loại, nhựa, phụ thuộc vào từng hãng sản xuất và từng loại đàn cụ thể. 

- Nhỏ gọn  với kích thước dài x rộng x cao của một cây đàn organ như sau:

  • Đàn Organ cỡ nhỏ cho bé 446mm x 208mm x 51mm 

  • Đàn Organ dành cho người lớn 940mm x 380mm x 116mm

- Trọng lượng của đàn Organ thường dưới 10 kg 

- Được làm từ chất liệu gỗ, kim loại hoặc nhựa cứng cao cấp. 

Số lượng bàn phím

+ Đàn Piano tiêu chuẩn: 88 phím.

+ Đàn Piano khác: 92 phím và 97 phím. 

- Đàn organ tiêu chuẩn: 61 phím

- Các loại Organ khác: 76 phím phục vụ cho các buổi biểu diễn chuyên nghiệp, 37 phím dành cho trẻ nhỏ. 

Bàn phím

Đàn Piano tiêu chuẩn có mặt phím trắng được làm từ nhựa acrylic chất lượng cao và mặt phím đen làm từ nhựa phenolic. Cả hai loại nhựa này đều cho cảm giác chạm tốt, có khả năng chống bong tróc cao và bền màu.

Hầu hết là phím nhựa cao cấp, cứng, có bề mặt trơn bóng. 

Bàn phím có khe hở ở dưới để người dùng đánh đàn nhẹ và lướt nhanh. 

Nguyên tắc tạo ra âm thanh

Đàn Piano tạo âm thanh dựa trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng cơ học thành sóng âm. Khi tác động lực vào bàn phím, cần đàn được kích hoạt, đẩy búa gỗ đập vào dây đàn.

Dây đàn dao động, truyền qua mặt phím và lỗ thoát âm tạo ra âm thanh. Sự rung động của dây đàn được truyền đến cầu, sau đó qua bảng cộng hưởng, âm thanh được khuếch đại rồi phát ra bên ngoài với các cao độ trầm bổng khác nhau.  

Đàn Organ tạo ra âm thanh bằng cách sử dụng các bộ nhớ của đàn, trong đó đã được thu âm trước đó từ nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Khi người chơi nhấn các phím trên đàn, âm thanh tương ứng sẽ được phát ra. 

Nhà sản xuất thu và cài đặt vào đàn Organ khoảng 600 nhạc cụ khác nhau. Điều này cho phép người chơi có thể tạo ra nhiều màu sắc âm nhạc mới, từ đó có thể kết hợp lại với nhau hoặc sử dụng thay thế cho một ban nhạc. 

Số lượng âm thanh

Độ rung của dây đàn chính là nguyên nhân tạo ra âm thanh trong đàn Piano. Âm thanh được phát ra thường thanh tao, du dương, chân thực. 

Một cây đàn organ thông thường có khoảng 600 đến 800 âm thanh khác nhau. Số lượng âm thanh này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất, mô hình cũng như giá thành của đàn. 

Cây đàn organ cao cấp có thể có đến hàng ngàn âm thanh khác nhau, cho phép người chơi tạo ra nhiều màu sắc âm nhạc, từ đó có thể phối hợp với nhau một các linh hoạt. 

Chất lượng âm thanh

Âm thanh rất vang, sâu, lớn. Điều chỉnh độ to nhỏ bằng lực ngón tay khi chơi đàn, tạo ra chiều sâu cho bản nhạc.

Không có được độ vang như Piano cơ. Sử dụng núm vặn volume để điều chỉnh độ to, nhỏ của âm thanh. 

Cách duy trì 1 âm thanh

Người chơi đàn có thể nhấn giữ phím lâu hơn để kéo dài độ ngân của nốt nhạc, giúp duy trì âm thanh trong một khoảng thời gian ngắn.  

Đàn Organ có thời gian lưu giữ âm thanh tương đối dài. Nhờ vào việc điều chỉnh các phím theo từng tần số cụ thể, các nốt riêng lẻ được giữ trong những khoảng thời gian và không gian cụ thể. 

Độ nặng của phím đàn

Nặng hơn đàn Organ do chất liệu được làm từ chất liệu tượng tự nhựa tổng hợp hoặc gỗ. 

Nhẹ hơn đàn Piano nhờ có thiết kế rỗng ruột. 

Đối tượng sử dụng

- Người có thời gian học lâu dài, tập luyện nhiều, có ý định theo đuổi đam mê, nghiêm túc với Piano.

- Nghệ sĩ Piano, giáo viên âm nhạc, học sinh và người đam mê Piano nghiêm túc.

- Gia đình và người mới bắt đầu. 

- Người mới tập chơi đàn (đặc biệt là trẻ em).- Người có mong muốn học đàn để giải trí.

Giá thành

Đắt hơn đàn Organ. Có giá rẻ nhất khoảng từ 5 triệu đồng. Cây đàn mắc nhất lên đến cả tỷ đồng. 

Rẻ hơn đàn Piano, khoảng dưới 10 triệu đồng.  

Đàn Piano có nhiều điểm nổi bật giúp người chơi phân biệt chúng với các loại đàn khác (Nguồn: Yamaha)

Đàn Piano có nhiều điểm nổi bật giúp người chơi phân biệt chúng với các loại đàn khác (Nguồn: Yamaha)

Như vậy, đàn Piano nặng và to hơn rất nhiều so với đàn Organ. Nếu so về độ nặng của bàn phím thì đàn Piano chiếm ưu thế hơn so với đàn Organ. Để có thể hoạt động được thì đàn Piano điện và đàn Organ cần phải sử dụng nguồn điện nhưng đàn Piano cơ thì không. 

Nếu âm thanh của đàn Piano cơ được phát ra từ các bộ gõ thì đàn Organ và Piano điện lại sử dụng bàn phím kỹ thuật số để phát ra âm thanh. m thanh của đàn Organ không chân thực, tự nhiên bằng Piano nhưng lại có số lượng âm thanh phong phú hơn. Mỗi loại đàn đều có những ưu nhược điểm riêng. Do đó, thật khó để đưa ra sự lựa chọn giữa đàn Organ và đàn Piano.

3. Nên chọn đàn Organ hay đàn Piano?

Việc chọn học đàn Piano hay Organ phụ thuộc vào sở thích, mục đích và mục tiêu học tập của mỗi người. Do đó, hãy lắng nghe xem bản thân mình muốn gì để chọn ra loại nhạc cụ phù hợp nhất. Để lựa chọn mua đàn Organ hay đàn Piano, bạn cần cân nhắc, xem xét các yếu tố sau: 

  • Xuất phát điểm của bạn: Bạn là người mới bắt đầu học nhạc cụ, muốn học từ cái đơn giản trước rồi đến những loại nhạc cụ phức tạp hơn như Piano thì hãy chọn mua Organ. Đây là loại đàn dễ học, là bước đệm nhanh chóng để học Piano sau này. Nếu bạn đã từng tiếp xúc với nhạc cụ, muốn trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp thì hãy chọn Piano. 
  • Mục đích chơi đàn: Bạn yêu thích âm nhạc nên muốn học chơi nhạc cụ để phục vụ cho mục đích giải trí thì Organ là sự lựa chọn thích hợp; bởi lẽ Organ học khá dễ và nhanh hơn so với Piano. Nhưng nếu bạn muốn trở thành một nhạc sĩ, một nghệ sĩ chuyên nghiệp trình diễn trên sân khấu lớn thì Piano là sự lựa chọn hoàn hảo; do Piano có âm thanh đa dạng, rộng và phong phú hơn. 
  • Đam mê, năng khiếu: Cả Piano và Organ đều yêu cầu người chơi khả năng phối hợp giữa hai tay trên bàn phím và chân để điều khiển pedal, tạo âm thanh chính xác và đa dạng. Nếu bạn thích âm nhạc cổ điển, đàn Piano là cây đàn thích hợp vì đó là loại nhạc cụ thường được sử dụng trong các bản nhạc cổ điển. Tuy nhiên, nếu bạn đam mê đàn Organ hơn thì hãy lựa chọn cho mình một cây đàn phù hợp. Bởi lẽ đam mê là yếu tố cực kỳ quan trọng khi bắt đầu học một loại nhạc cụ nào đó. 
  • Khả năng tài chính: Trên thị trường hiện nay, có nhiều mức giá khác nhau dành cho đàn Piano và Organ. Nếu bạn không quá dư dả về tài chính, hãy lựa chọn mình một cây đàn Organ hoặc đàn Piano tầm trung với giá từ 5 triệu đến 15 triệu. Hoặc chỉ với 1 đến 5 triệu đồng, bạn đã có thể sở hữu một cây đàn Organ thông thường. Nếu bạn dư dả hơn, có khả năng chi trả từ vài chục đến 200, 300 triệu đồng thì một cây đàn Piano cao cấp sẽ không khiến bạn thất vọng.

4. Học Piano và Organ cái nào khó hơn?

Dễ và khó khi học đàn Organ: 

  • Dễ: Việc giữ nhịp khi chơi đàn Organ trở nên dễ dàng hơn nhờ có phần trống và phần nhạc đệm. Đàn Organ có âm thanh phong phú, có nhạc nền đệm. Kỹ thuật ngón của đàn Organ không phức tạp bằng đàn Piano khi tập trung chủ yếu ở bên tay phải. 
  • Khó: Tình trạng đau tay, mỏi lưng là vấn đề khó tránh khi học đàn Organ. Bởi lẽ đàn Organ có nhiều bàn phím và pedal, đòi hỏi sự tập trung và tập luyện cao độ của người chơi. Bên cạnh đó, tay trái của người học đàn Organ ít chuyển động do chỉ đàn hợp âm, khi di chuyển tay trái sẽ bị chậm hơn nhiều so với tay phải. Điều đó làm cho việc kết hợp tay trái, tay phải trở nên khó khăn hơn.

 m thanh của đàn Organ tạo sự thích thú cho người nghe khi có thêm phần nhạc đệm
(Nguồn: Yamaha)

Âm thanh của đàn Organ tạo sự thích thú cho người nghe khi có thêm phần nhạc đệm (Nguồn: Yamaha) 

Dễ và khó khi học đàn Piano: 

  • Dễ: Piano là loại nhạc cụ khó sử dụng. Người học Piano phải kết hợp hai tay linh hoạt, kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà người biết chơi Piano khi chuyển sang chơi loại nhạc cụ khác sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Điển hình là đàn Organ, bởi lẽ hai loại đàn này có nhiều điểm tương đồng như việc đều sử dụng phím để tạo nên âm thanh. 
  • Khó: Bản thân mỗi người đều sẽ có một tay thuận và một tay không, điều đó gây cản trở cho việc kết hợp hai bàn tay khi chơi đàn Piano. Do đó, người học cần phải có những phương pháp học cụ thể, có người hướng dẫn để giải quyết những khó khăn vướng phải khi tập luyện. Cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp tạo nên một bản nhạc hoàn hảo. Bên cạnh việc học đàn Piano, bạn cũng cần phải học cách đưa cảm xúc vào giai điệu của mình. Do đó, để trở thành một người chơi Piano chuyên nghiệp, bạn cần đầu tư nhiều thời gian để tập luyện và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. 

Đàn Piano đòi hỏi người học phải nỗ lực, kiên trì tập luyện nếu muốn trở thành một nghệ sĩ Piano chuyên nghiệp (Nguồn: Yamaha)

Đàn Piano đòi hỏi người học phải nỗ lực, kiên trì tập luyện nếu muốn trở thành một nghệ sĩ Piano chuyên nghiệp (Nguồn: Yamaha)

5. Câu hỏi liên quan

5.1. Đàn Organ có thể phát ra âm thanh như đàn Piano không?

Đàn Organ có thể chọn được tiếng Piano, cho ra được âm thanh giống với tiếng đàn Piano. Tuy nhiên, người nghe sẽ cảm nhận được độ vang khác nhau giữa hai tiếng Piano khi được chơi từ đàn organ và đàn Piano.

Nhiều người yêu thích âm nhạc bị nhầm lẫn giữa âm thanh của đàn Organ điện tử và đàn Piano (Nguồn: Yamaha)

Nhiều người yêu thích âm nhạc bị nhầm lẫn giữa âm thanh của đàn Organ điện tử và đàn Piano (Nguồn: Yamaha)

5.2. Người chơi đàn Piano có thể chơi đàn Organ không?

Người chơi đàn Piano vẫn có thể chơi được đàn Organ; do cấu tạo, ngoại hình, âm thanh và cách chơi 2 loại đàn này khá giống nhau. Tuy nhiên bạn cũng cần học thêm những kiến thức đặc thù về đàn Organ để có thể sử dụng thành thạo loại nhạc cụ này. Hơn nữa, học Organ còn được xem là bước đệm để giúp người chơi tiếp cận, luyện tập đàn và từ đó chuyển dần lên Piano.

Yamaha Music Vietnam hy vọng thông qua 10 tiêu chí so sánh cùng các thông tin nêu trên đã giúp bạn có được một câu trả lời trọn vẹn cho câu hỏi đàn Organ khác gì Piano. Bạn nghĩ mình hợp với Organ hay Piano hơn? Hãy để lại bình luận dưới bài viết này để chúng tôi lắng nghe cũng như trả lời câu hỏi của các bạn một cách nhanh nhất nhé!

Liên hệ mua hàng

Tra cứu hệ thống đại lý Yamaha chính thức trên toàn quốc.