Tất tần tật về đàn Keyboard là gì, cấu tạo, đặc điểm và giá bán
Đàn Keyboard hay còn gọi là đàn Organ là loại đàn mang đến đa dạng âm thanh để bạn thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc. Hiểu rõ đàn Keyboard là gì, đặc điểm, mức giá, đối tượng phù hợp sẽ giúp bạn lựa chọn được cây đàn phù hợp nhất. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Đàn Keyboard là gì?
Đàn Keyboard thường được biết đến với tên gọi là đàn Organ, tên tiếng anh là Electronic Keyboard (đàn phím/nhạc cụ điện tử). Đây là loại đàn hoạt động dựa trên nguyên lý thu âm các âm thanh của nhiều nhạc cụ rồi cài vào bộ nhớ của đàn. Khi người chơi nhấn phím đàn, âm thanh phát ra là tiếng nhạc cụ mà người chơi đã chọn. Chính vì vậy, đàn Keyboard là bước tiếng về phát triển công nghệ trong lĩnh vực âm nhạc.
Nhạc cụ này sẽ giúp người sử dụng chơi được nhiều thể loại âm nhạc một cách dễ dàng. Với khoảng 600 loại nhạc cụ được mô phỏng và thiết lập sẵn trên bộ nhớ của đàn, bạn sẽ dễ dàng tạo nên những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương hay sôi động, mạnh mẽ… Đặc biệt, khi chơi dòng nhạc dance, Keyboard là nhạc cụ quan trọng và mang tính quyết định để tạo nên những bản nhạc ấn tượng. Dưới đây là 6 loại đàn Keyboard phổ biến:
- Home Keyboard: Là loại đàn dùng trong gia đình, phù hợp cho các thành viên cùng chơi để giải trí, gắn kết mọi người trong nhà.
- Electric Organ: Là dòng đàn điện thường được dùng trong nhà thờ hay các buổi hòa nhạc Jazz, Rock...
- Arranger: Đây là loại đàn Keyboard dành cho các nhạc sĩ trong việc sáng tác, tạo cảm hứng để tạo nên những bản nhạc thú vị hoặc người yêu thích chơi One man Band.
- Synthesizer: Dòng đàn này dành cho nghệ sĩ chuyên nghiệp để chơi trong các buổi biểu diễn.
- Workstation: Nhạc cụ này được tích hợp synthesizer và sequencer, mang đến những giai điệu ấn tượng.
Keyboard là loại đàn được coi là bước tiến trong lĩnh vực phát triển âm nhạc thời đại công nghệ số (Nguồn: Yamaha)
2. Cấu tạo của đàn Keyboard
Keyboard là loại đàn có cấu tạo đơn giản. Sau đây là 6 bộ phận cơ bản của đàn Keyboard:
- Bảng điều khiển: Đây là một phần ở bên trên mặt đàn Keyboard. Bảng điều khiển gồm nhiều nút trên bàn phím để bạn thực hiện các theo tác như: mở đàn, tắt đàn, chỉnh âm thanh…
- Phím đàn: Là các phần phím được thiết kế hình chữ nhật, rỗng phía bên dưới và có 2 màu đen, trắng xếp dọc mặt đàn. Đàn organ hiện nay có rất nhiều phím, nhỏ nhất là 37 phím và lớn nhất là 76 phím. Trong đó, phổ biến nhất là đàn organ 61 phím và đàn organ 76 phím.
- Thân đàn: Thân đàn là phần chân của đàn Keyboard. Nếu đàn Piano có phần thân khá cồng kềnh thì thân đàn Keyboard lại được thiết kế nhỏ gọn để giúp người dùng dễ dàng di chuyển. Chất liệu chính để làm thân đàn chính là nhựa cứng cao cấp.
- Bộ công nghệ xử lý tín hiệu số: Đây là bộ phận quan trọng của đàn Keyboard và bộ công nghệ xử lý tín hiệu thường nằm ở dưới phần thân đàn và được bao bọc bởi vỏ đàn.
- Các đầu kết nối điện với đàn: Đàn Keyboard hay còn gọi là đàn điện chính vì vậy không thể thiếu các đầu kết nối điện. Đó thường là các phần rắc nhỏ để cắm dây điện và kết nối với ổ điện.
- Mặt đàn: Phần mặt đàn được làm bằng nhựa cứng, thường có màu đen và có nhiệm vụ bao quanh, bảo vệ các bộ phận kỹ thuật bên trong đàn.
Đàn Keyboard có nhiều bộ phận như bảng điều khiển, bàn phím.... (Nguồn: Yamaha)
3. Đặc điểm của đàn Keyboard
Hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của đàn Keyboard sẽ giúp bạn có những lựa chọn phù hợp khi muốn tìm kiếm nhạc cụ để thỏa mãn đam mê âm nhạc.
3.1. Phải có điện mới hoạt động
Đàn Keyboard là dòng đàn hoạt động với cơ chế điều khiển bằng bảng điện tử ở phần thân đàn. Do đó, cần có nguồn điện thì đàn mới có thể hoạt động.
Hơn nữa, đàn được đang bị công nghệ xử lý tín hiệu số, âm thanh của nhiều loại nhạc cụ được thu sẵn vào bộ nhớ của đàn và phát ra qua việc điều khiển nút hay phím đàn. Chính vì vậy, tùy vào mỗi dòng đàn, bạn cần phải có điện năng hoặc dùng pin (như dòng đàn E-series) thì bạn mới có thể điều chỉnh hay chơi được đàn Keyboard.
Đàn Keyboard phải có điện thì mới có thể hoạt động (Nguồn: Yamaha)
3.2. Đa dạng chức năng
Đàn Keyboard có đa chức năng mang lại cho người chơi nhiều trải nghiệm thú vị như:
Chơi được 2 tiếng từ 2 nhạc cụ với âm thanh cùng một lúc: Bạn có thể tạo lớp cho 2 tiếng đánh cùng lúc hoặc tách thành 2 quãng cho 2 tiếng khác nhau.
Một số loại loại đàn Keyboard còn được tích hợp Styles: Hầu hết các dòng đàn phổ thông dành cho giáo dục đều được tích hợp Styles. Đây chính là phần thanh điệu của các nhạc cụ khác giống với đàn được tích hợp trên đàn Keyboard, giúp bạn có thể tạo nên những bản nhạc tuyệt vời như đang chơi với ban nhạc.
Có thể lưu các thiết lập của đàn: Tùy theo phong cách người chơi, bạn có thể lưu lại các thiết lập cho đàn để dễ dàng hơn khi chơi đàn.
Đàn Keyboard có đa dạng các phím chức năng:
- Touch Response: Có tính năng tạo hiệu ứng âm mạnh/yếu như khi chơi Piano.
- Auto harmonize: Giúp người chơi tự động tạo quãng hòa âm một cách chuyên nghiệp.
- Transpose: Bạn có thể dịch cao độ tự động một cách thuận tiện.
- Các chức năng hiệu ứng âm thanh: Có rất nhiều chức năng hiệu ứng âm thanh được thiết lập sẵn trên đàn Keyboard như: chorus, reverb, pitch bend (Tonewheel rotates), các bàn đạp kéo thả/giữ tiếng của Piano.
- Kết nối với thiết bị lưu trữ ngoài: Bạn có thể thu âm, soạn giai điệu… và dễ dàng kết nối với các thiết bị lưu trữ để lưu lại những bản nhạc của mình.
Với đa dạng chức năng, đàn Keyboard mang lại cho người chơi nhiều trải nghiệm thú vị (Nguồn: Yamaha)
3.3. Âm thanh
Âm thanh của đàn Keyboard được đánh giá rất đa dạng, chất lượng âm vang, sáng.
1- Về tiếng (Voice)
- Bộ nhớ tiếng sẽ quyết định chất lượng tiếng (Ware ROM) và tính bằng MB.
- Bộ nhớ càng lớn thì chất lượng tiếng sẽ càng tốt.
- Với các sản phẩm đàn Keyboard hiện đại, tiếng đàn được đánh giá là chân thật và mô phỏng đúng âm thanh của nhiều nhạc cụ khác nhau.
- Tùy thuộc vào mỗi loại đàn, khi bạn bấm một nốt nhạc có thể phát ra khoảng 32 - 128 nốt nhạc cùng 1 lúc.
- Khả năng phát lại tiếng của đàn Keyboard cũng được đánh giá cao với 16 đến 32 tiếng đàn cùng một lúc.
2- Về điệu (Styles)
- Phần điệu của đàn Keyboard là phần nhạc đệm tự động được cài đặt sẵn vào trong đàn.
- Một cây đàn Keyboard thường có khoảng 100 điệu để đệm sẵn cho các bản nhạc Pop/Rock/Dance/Ballad…
- Mỗi điệu sẽ gồm các phần như: Intro; Variations; Ending giúp phần đệm thêm sinh động và không bị nhàm chán.
3.4. Tính năng Record
Trên mỗi cây đàn Keyboard đều có tính năng Record, giúp người chơi ghi âm và phát lại bản nhạc mình chơi trên đàn. Tuỳ vào mỗi phân khúc và yếu tố mở rộng của đàn mà người chơi có thể can thiệp vào phần chỉnh sửa, biên tập theo các mức độ khác nhau.
Ngoài ra, bạn có thể thu được nhạc đệm với nhiều nhạc cụ bè. Sau đó, bạn phát lại và thực hiện đánh phần giai điệu chính là đã có được một bản nhạc thật chuyên nghiệp với nhiều nhạc cụ phức tạp.
3.5. Màn hình điều khiển điện tử
Hầu hết các cây đàn Keyboard hiện nay đều được thiết kế màn hình Backlit Graphic LCD (màn hình tinh thể lỏng có đèn chiếu để thuận tiện sử dụng ngay cả trong bóng tối). Bên cạnh đó, một số loại đàn Keyboard còn hiển thị ký hiệu âm nhạc trên màn hình LCD. Điều này giúp người chơi thuận tiện hơn khi học hay chơi đàn. Cùng với màu sắc màn hình LCD rực rỡ, đẹp mắt giúp bạn cảm thấy thú vị và có nhiều cảm hứng hơn khi chơi đàn Keyboard.
Với màn hình điều khiển điện tử LCD, đàn Keyboard giúp người sử dụng dễ dàng chơi đàn ngay cả trong bóng tối (Nguồn: Yamaha)
4. Đàn Keyboard có đắt không?
Đàn Keyboard có mức giá khá đa dạng. Giá của đàn sẽ phụ thuộc vào từng hãng đàn và loại đàn. Tuy nhiên, đàn Keyboard sẽ có mức giá tối ưu hơn so với đàn Piano mà vẫn giúp bạn thỏa sức đam mê âm nhạc và có nhiều trải nghiệm thú vị.
Trong đó, đàn Keyboard Yamaha được đánh giá là chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người dùng và mức giá hợp lý. Tùy thuộc theo từng loại thì đàn Keyboard Yamaha có giá từ 10 - 30 triệu đồng. Đây là mức giá phải chăng để bạn sở hữu một nhạc cụ hiện đại, giúp bạn dễ chơi nhiều thể loại âm nhạc.
Mỗi cây đàn Keyboard thương hiệu Yamaha có mức giá dao động từ 10 - 30 triệu đồng (Nguồn: Yamaha)
5. Đối tượng phù hợp chơi đàn Keyboard
Trên thực tế, không có quy định cụ thể về đối tượng phù hợp với đàn Keyboard. Bạn có thể lựa chọn cây đàn này nếu muốn có loại nhạc cụ dễ chơi, thích tạo nên những bản nhạc nhiều màu sắc hay đơn giản chỉ là tìm kiếm một nhạc cụ để giải trí, hòa mình vào không gian âm nhạc.
Hoặc bạn là người mới bắt đầu học nhạc cụ có phím muốn học Organ làm tiền đề cho việc chơi Piano dễ dàng và thành thục nhanh hơn. Đặc biệt với những bạn đang muốn tìm cây đàn có mức kinh phí vừa phải thì đàn Keyboard là hoàn toàn phù hợp vì giá rẻ hơn đàn Piano.
Đàn Keyboard phụ thuộc với nhiều lứa tuổi và dành cho những người muốn khám phá âm nhạc theo nhiều phong cách (Nguồn: Yamaha)
6. Lưu ý khi mua đàn Keyboard
Để chọn mua đàn đảm bảo chất lượng, chính hãng thì bạn cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Xác định mục đích chơi đàn: Nếu bạn chỉ muốn mua đàn để giải trí, hay tiếp cận với âm nhạc thì có thể lựa chọn những cây đàn Keyboard có bộ nhớ vừa phải, không cần quá nhiều tính năng. Nhưng nếu bạn mong muốn có một đàn Keyboard để học và trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp thì nên chọn những cây đàn đa dạng chức năng, tích hợp nhiều tính năng ưu việt. Ngoài ra, với người bắt đầu chơi nhạc cụ thì những cây đàn Keyboard với các tính năng cơ bản là lựa chọn đáng cân nhắc. Vì vậy, bạn cần xác định rõ mục đích chơi đàn để lựa chọn thương hiệu, loại đàn và chi phí phù hợp.
- Kiểm tra kỹ các bộ phận bên ngoài khi mua đàn: Điều này giúp bạn đánh giá chất lượng, độ mới của đàn. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra kỹ giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ của đàn để mua được những sản phẩm chính hãng, chất lượng đảm bảo.
- Đánh thử đàn để kiểm tra chất lượng âm thanh: Âm thanh của đàn sẽ đánh giá chất lượng, tính năng, công nghệ của đàn. Vì vậy, bạn nên đánh thử đàn trước khi mua. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên nhờ người có chuyên môn tư vấn.
- Mua đàn tại những địa chỉ uy tín: Lựa chọn địa chỉ mua tin cậy sẽ giúp bạn sở hữu đàn Keyboard chất lượng, an tâm về giá cả và hưởng các chế độ bảo hành chính hãng.
Một trong những địa chỉ lý tưởng cung cấp đa dạng các loại đàn Keyboard hiện nay chính là Yamaha Music Việt Nam. Đơn vị cung cấp tới khách hàng các sản phẩm đàn Keyboard chất lượng, chính hãng, nhiều ưu đãi hấp dẫn. Cùng với chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, tư vấn tận tâm, Yamaha Music Việt Nam sẽ luôn làm hài lòng mọi khách hàng.
Sau đây là một số cây đàn Keyboard Yamaha lý tưởng để khách hàng tham khảo:
1- Đàn Keyboard (Organ điện tử) phổ thông
Đây là dòng đàn mang đến âm thanh chất lượng cao với mức giá vô cùng phải chăng từ 5 - 12 triệu đồng. Những sản phẩm nổi bật của dòng đàn này bao gồm:
2- Đàn Keyboard (Organ điện tử) chuyên nghiệp
Đây là dòng đàn mang đến cho bạn hiệu ứng âm thanh tốt, tích hợp âm thanh của nhiều nhạc cụ để theo đuổi con đường biểu diễn chuyên nghiệp. Giá sản phẩm từ 22 - 132 triệu đồng, bao gồm:
3- Keyboard sân khấu
Ưu thế của dòng đàn này chính là sự nhỏ gọn, tiện lợi dễ dàng mang đi biểu diễn. Cùng với âm thanh đa dạng, điều khiển dễ dàng Keyboard sân khấu được nhiều nghệ sĩ lựa chọn. Giá sản phẩm từ 58 - 73 triệu đồng, bao gồm:
4- Synthesizers
Đây là dòng đàn cao cấp với bộ nhớ lớn và khả năng điều khiển đa dạng, linh hoạt giúp bạn thỏa sức khám phá âm nhạc theo phong cách riêng. Giá sản phẩm từ 39 - 100 triệu đồng, bao gồm:
Các loại nhạc cụ tại Yamaha luôn được đánh giá cao về chất lượng (Nguồn: Yamaha)
Như vậy, đàn Keyboard là gì đã có câu trả lời cụ thể với bài viết trên. Khi đã hiểu rõ hơn về loại đàn này, bạn hãy lựa chọn sản phẩm tối ưu nhất cho mình. Đừng quên đến các địa chỉ uy tín như Yamaha Music Việt Nam để được tư vấn tận tình và sở hữu cây đàn Keyboard chất lượng như ý.
Tìm hiểu ngay về Trường Âm nhạc Yamaha
Thông tin liên hệ:
Trường Âm nhạc Yamaha (Yamaha Music School)
Địa chỉ: Tầng 2, AEON MALL Tân Phú - 30 Bờ Bao Tân Thắng, Sơn Kỳ, Tân Phú, TP.HCM
Hotline: 1900 299 279
Facebook: Yamaha Music School
Zalo: Yamaha Music School