[TỔNG HỢP] Tất tần tật thông tin bạn cần biết về âm thanh vòm
[TỔNG HỢP] Tất tần tật thông tin bạn cần biết về âm thanh vòm
Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới âm thanh vòm - công nghệ giúp người nghe cảm nhận âm thanh rõ nét, chân thực đến từng chi tiết. Tuy nhiên, bạn lại chưa biết những thông tin cụ thể về âm thanh vòm, cơ chế hoạt động cũng như các hệ thống tạo âm thanh vòm hiện nay. Trong bài viết dưới đây, Yamaha sẽ cung cấp các thông tin chi tiết nhất về âm thanh vòm.
1. Tổng quan về âm thanh vòm
Âm thanh vòm là hệ thống loa được tích hợp nhiều kỹ thuật hiện đại để tăng độ sâu và tính trung thực của âm thanh. Nhờ đó, công nghệ âm thanh này sẽ tái tạo được không gian âm thanh giả lập 3D, mang lại âm thanh đa chiều, chân thực tới người nghe.
Âm thanh vòm tạo ra không gian giả lập âm thanh 3D
Người dùng có thể cảm nhận âm thanh được phát ra từ nhiều hướng như: Tiếng nói phát ra từ bên phải, tiếng đàn từ hướng tay trái, tiếng sóng biển ngay trước mặt,.... Nhờ vậy, âm thanh vòm sẽ giúp trải nghiệm xem phim, nghe nhạc của bạn thú vị hơn rất nhiều.
2. Ứng dụng của âm thanh vòm
Hiện nay, âm thanh vòm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực với các công dụng khác nhau:
- Điện ảnh: Âm thanh vòm được ứng dụng rộng rãi tại đa số các cụm rạp chiếu phim trên toàn thế giới. Bạn có thể nhận thấy âm thanh trong rạp chiếu phim điện ảnh thường rất linh hoạt, chuyển động theo từng khung hình.
- Âm nhạc: Được sử dụng trong các buổi biểu diễn hòa nhạc hợp xướng hoặc những MV ca nhạc hoành tráng.
- Sản phẩm công nghệ: Các thiết bị công nghệ như tivi, loa,... đều được tích hợp những định dạng công nghệ âm thanh vòm khác nhau.
- Giáo dục: Âm thanh vòm cũng được nhiều cơ sở giáo dục sử dụng, phục vụ cho một số môn năng khiếu như hát, đàn,...
Âm thanh vòm được ứng dụng trong phim ảnh
3. Cơ chế hoạt động của âm thanh vòm
Sau đây, Yamaha sẽ giới thiệu 4 cách phổ biến nhất để tạo âm thanh vòm cùng cơ chế hoạt động theo từng cách.
3.1 Cách 1: Sử dụng kỹ thuật ghi âm thanh vòm
Theo cách này, âm thanh được các thiết bị chuyên dụng ghi âm từ bên trái tới bên phải hoặc theo hướng ngược lại. Phương pháp này giúp người nghe cảm nhận rõ nguồn tạo âm thanh và hướng di chuyển của âm thanh.
Các thiết bị ghi âm thanh vòm
3.2 Cách 2: Xử lý âm thanh bằng phương pháp bản địa hóa âm thanh
Cách này sử dụng tai nghe để tái hiện lại âm thanh 2D (2 chiều), tạo cảm giác giống như trong rạp chiếu phim hay nhà hát. Âm thanh sẽ được tách riêng thành âm bên trái và bên phải, tạo 2 lớp âm thanh truyền tới tai người dùng thông qua tai nghe.
Phương pháp bản địa hóa âm thanh
3.3 Cách 3: Dựa trên nguyên lý Huygens - Fresnel
Dựa trên nguyên lý Huygens - Fresnel, các sóng âm thanh phát ra sẽ được tái hiện theo dạng "ảnh ba chiều âm thanh" bằng cách tổng hợp trường sóng. Nhờ vậy, bạn có thể nhận thấy rõ sự chính xác, chân thực của âm thanh.
Nguyên lý sóng âm của Huygens - Fresnel
3.4 Cách 4: Sử dụng ba Micro
Để tạo lập âm thanh đa chiều theo cách làm này cần 3 Micro: 1 Micro phía sau, 1 Micro phía trước và 1 Micro bên hông. Nhờ đó, âm thanh đầu ra có tính đa chiều, rõ ràng hơn.
Một trong những thiết bị ghi âm thanh vòm Double MS
4. 4 định dạng nổi bật của hệ thống âm thanh vòm
Tính đến thời điểm hiện tại, có nhiều định dạng âm thanh vòm đã và đang được sử dụng. Trong đó, 4 định dạng nổi bật nhất là Dolby Digital, Dolby Pro Logic, THX và Digital Theatre System.
4.1. Định dạng Dolby Digital
Định dạng âm thanh vòm thông dụng nhất chính là Dolby Digital. Định dạng này không chỉ trở thành thước đo chuẩn công nghiệp đối với đĩa cứng DVD mà còn là một phần không thể thiếu trong các tiêu chuẩn HDTV. Ngày nay, nó được sử dụng trong các kênh tivi kỹ thuật số và kênh xem phim tính phí.
Dolby Digital hỗ trợ phát âm thanh theo 6 kênh, bao gồm: loa trung tâm, loa bên trái, loa bên phải trước, 2 loa hai bên và 1 kênh loa siêu trầm có tần số thấp. Với ưu điểm là khuếch đại âm thanh mạnh mẽ, Dolby Digital được ứng dụng phổ biến trên các dàn máy, loa, tivi hiện đại,.... Công nghệ âm thanh vòm này chắc chắn sẽ đem đến những phút giây xem phim, nghe nhạc cực ấn tượng.
Định dạng âm thanh vòm phổ biến hiện nay - Dolby Digital
4.2. Định dạng Dolby Pro Logic
Định dạng âm thanh Dolby Pro Logic có khả năng làm nổi bật hướng phát ra và hướng di chuyển của những tiếng động, âm thanh trong từng khung hình. Dolby Pro Logic làm được điều này là do nó có thể tự động tăng biên độ âm thanh ở các kênh loa tương ứng.
Định dạng này có thể phát ra âm thanh từ 4 kênh được nén lại thành 2 kênh tương tự. Trong 4 kênh này có 2 kênh ma trận và 2 kênh độc lập: 2 kênh độc lập cho hai loa trước phải, trái; kênh ma trận hẹp cho 2 loa surround và kênh ma trận toàn dải cho loa trung tâm.
Dolby Pro Logic là định dạng âm thanh tạo nên thương hiệu cho Dolby
Ưu điểm của Dolby Pro Logic là giúp các hiệu ứng âm thanh được thể hiện chân thực và sống động. Tuy nhiên, một vài nhược điểm có thể kể đến của định dạng âm thanh này là: 2 loa surround đều phát ra cùng một âm thanh từ cùng một kênh
- Băng thông của mỗi loa bị hạn chế
- Loa trung tâm kết hợp 2 kênh trái và phải chứ không phải riêng biệt
- Không có kênh tần số thấp dành cho loa trầm
Định dạng âm thanh vòm Dolby Pro Logic hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền hình. Công nghệ này được sử dụng trong việc phát sóng vệ tinh (hoặc cáp) TV và tương tự (analog)..
Dolby Pro Logic được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền hình trên TV hiện nay
4.3. Định dạng THX
THX không phải là định dạng âm thanh vòm mà là tiêu chuẩn về chất lượng âm thanh và hình ảnh của các rạp chiếu phim, nhà hát và các công cụ giải trí gia đình trên toàn thế giới. Các rạp chiếu phim với quy mô nhỏ trong nhà có thể sử dụng định dạng âm thanh THX Surround EX.
THX là bộ tiêu chuẩn về chất lượng âm thanh và hình ảnh tại các rạp chiếu phim, nhà hát,...
Để được cấp chứng nhận THX, các máy nghe nhạc và xem phim phải đảm bảo 7 điều kiện sau:
- Độ nhiễu âm phải ở mức thấp
- Cách âm cao
- Độ vang (reverb) đạt tiêu chuẩn
- Lời thoại dễ nghe
- Âm thanh tần số cao trong, dễ nghe
- Âm thanh tần số thấp không gây cộng hưởng xung quanh
- Người nghe ở bất cứ đâu trong rạp chiếu cũng nghe thấy âm thanh stereo
4.4. Định dạng Digital Theater System
Digital Theater System (DTS) là tên gọi của định dạng âm thanh vòm thuộc hãng Digital Theatre System. Đây cũng là định dạng âm thanh 5.1 với 6 loa, cho phép mỗi kênh loa có chức năng độc lập.
So với Dolby Digital, DTS có chất âm nhỉnh hơn. Dựa vào ưu điểm đó, định dạng âm thanh vòm DTS được áp dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thu âm và ca nhạc (đĩa CD).
DTS được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp thu âm và ca nhạc
5. 4 loại loa của hệ thống âm thanh vòm
Để tạo ra âm thanh vòm, bạn cần sắp xếp các kênh loa ở những vị trí thích hợp trong không gian. Yamaha sẽ liệt kê đặc điểm và tác dụng của 4 loại loa cần thiết để tạo âm thanh vòm dưới đây:
6. Các hệ thống tạo âm thanh vòm
Tùy theo diện tích phòng và nhu cầu của người sử dụng thì sẽ có các cách bố trí khác nhau để tạo ra âm thanh vòm. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo âm thanh phát ra hài hòa bằng cách bố trí số lượng và vị trí loa hợp lý. Bạn cũng nên chú ý phân chia âm thanh tới đúng loa, tránh âm thanh lộn xộn.
6.1. Hệ thống âm thanh 2.1
Hệ thống âm thanh 2.1 bao gồm 3 loa: 2 loa vệ tinh kết hợp cùng 1 loa sub có tác dụng xử lý âm bass - thanh tần số thấp. Tiếng bass trầm sẽ được xử lý tách riêng ở loa sub. Tuy nhiên, hệ thống 2.1 chưa phải âm thanh vòm vì nó chưa có đủ các loa cơ bản.
Hệ thống âm thanh 2.1 phù hợp với người có ngân sách vừa phải, đáp ứng nhu cầu nghe nhạc thông thường. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng một dàn karaoke tại gia thì hệ thống này vẫn chưa đáp ứng đủ.
Hệ thống âm thanh 2.1 chưa thể đem lại âm thanh vòm 3D tiêu chuẩn
6.2. Hệ thống âm thanh 5.1
Hệ thống này được cấu thành từ 6 loa: 5 loa vệ tinh (2 loa phía trước, 2 loa phía sau, 1 loa trung tâm) và 1 loa sub. Với cấu trúc loa như trên, hệ thống 5.1 đã đáp ứng tiêu chuẩn âm thanh vòm. Mỗi chiếc loa trong hệ thống 5.1 đều đảm nhận một chức năng riêng:
- 1 loa trung tâm - Center: Loa quan trọng nhất trong việc tạo âm thanh vòm, phát giọng hát, lời thoại,...
- 2 loa trước - Front: Tạo âm thanh từ hai phía phải - trái
- 2 loa vòng - Surround: Tạo độ sinh động cho âm thanh, giúp âm loa tỏa khắp không gian
- 1 loa siêu trầm - Sub: Xử lý âm thanh tần số thấp, âm bass trầm, rung,...
Hình ảnh minh họa cách bố trí hệ thống âm thanh 5.1
Đối tượng thích hợp để sử dụng dàn âm thanh vòm 5.1 là những người có điều kiện tài chính tốt, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng âm thanh. Ngoài ra, những rạp chiếu phim quy mô nhỏ cũng thường sử dụng dàn âm thanh này.
6.3. Hệ thống âm thanh 7.1
Hệ thống âm thanh 7.1 được cấu thành từ 8 loa: 6 loa giữ nguyên với hệ thống 5.1 và thêm 2 loa surround. Các kênh loa trong hệ thống 7.1 được bố trí theo hình tròn, người nghe ở vị trí trung tâm. Nhờ vậy, khán giả sẽ có được những trải nghiệm âm thanh sống động và chân thực như được nhập vai vào từng khung hình.
Hệ thống âm thanh 7.1 được bố trí theo hình tròn
Hệ thống âm thanh 7.1 phù hợp với rạp chiếu phim có quy mô lớn, mang lại âm thanh có chiều sâu và sức lan tỏa rộng hơn so với những hệ thống trên.
6.4. Các hệ thống âm thanh khác
Ngoài hệ thống âm thanh 2.1, 5.1, 7.1, có một số hệ thống âm thanh khác như 6.1 (6 loa và 1 loa trầm), 10.2 (10 loa và 2 loa trầm),… Hiện nay, hệ thống âm thanh vòm được tạo ra từ nhiều kênh nhất là 22.2 (24 loa: 22 loa, 2 loa trầm).
Những hệ thống âm thanh vòm này được ứng dụng trong nhiều mục đích và không gian khác nhau như: Trường học (thường là các trường quốc tế), rạp chiếu phim, nhà hát, sân khấu, studio cao cấp,...
Hệ thống âm thanh vòm được lắp đặt tại studio
7. Loa soundbar - Lựa chọn nhỏ gọn thay thế hệ thống âm thanh vòm
Loa soundbar sở hữu thiết kế nhỏ gọn và có khả năng tái tạo âm thanh vòm 3D ấn tượng. Nhờ những ưu điểm này, loa soundbar là một sản phẩm rất phù hợp với những người có yêu cầu cao về chất lượng âm thanh nhưng có không gian sống không quá lớn hoặc không muốn lắp đặt cồng kềnh.
Loa thanh soundbar có thiết kế gọn nhẹ và khả năng tái hiện âm thanh vòm 3D sống động
Loa soundbar hiện nay được tích hợp công nghệ âm thanh vòm 3D Dolby Atmos và một số công nghệ khác. Những âm thanh phát ra từ loa bass và sub nằm ở trong loa soundbar sẽ được tinh chỉnh lại để điều khiển âm thanh theo phương hướng nhất định, dội lại làn sóng âm thanh vào các bức tường. Dựa vào nguyên lý hoạt động trên, loa soundbar có khả năng tận dụng không gian để tái tạo âm thanh vòm 3D.
Nếu bạn muốn sở hữu loa soundbar để tận hưởng chất âm 3D chân thực, rõ nét thì đừng bỏ qua những dòng loa soundbar chất lượng trên thị trường như: Yamaha SR-C20A, Yamaha SR-C30A, Yamaha SR-B20A,...
Với lịch sử hàng trăm năm, Yamaha chính là thương hiệu đi đầu trên thị trường thiết bị nghe - nhìn hiện nay. Loa soundbar đến từ Yamaha giúp gia tăng thêm trải nghiệm xem TV, nghe nhạc, chơi game của bạn bằng công nghệ âm thanh tiên tiến.
Video giới thiệu về sản phẩm loa thanh Soundbar SR-B20A - Nâng cấp âm thanh TV rõ nét:
Bài viết này đã cung cấp tới bạn tất cả thông tin cần biết về âm thanh vòm - Công nghệ âm thanh 3D mang lại âm thanh đa chiều, sống động và vô cùng chính xác tới người nghe. Nếu bạn muốn tiếp cận với định dạng âm thanh này mà không cần phải lắp đặt cồng kềnh thì hãy tham khảo những dòng loa soundbar gọn nhẹ, tiện lợi đến từ Yamaha.
Yamaha là địa chỉ cung cấp các dòng loa soundbar với chất âm 3D chân thực giúp nâng tầm âm thanh TV, mang lại trải nghiệm xem phim rạp chuẩn mực tại gia. Hãy tìm tới những đại lý Yamaha gần nhất để trải nghiệm những thiết bị âm thanh có chất lượng hàng đầu cùng chính sách bảo hành một năm kể từ ngày mua.
LIÊN HỆ MUA HÀNG TẠI HỆ THỐNG ĐẠI LÝ YAMAHA
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 1900 299 279
- Website: https://vn.yamaha.com
- Facebook: Yamaha Home Audio (VN)