Âm thanh vòm 3D - CHI TIẾT cách tạo ra âm thanh vượt trội

Tác giả: Yamaha Music 

Âm thanh vòm 3D được nhiều người dùng yêu thích bởi cung cấp trải nghiệm âm thanh sống động, đa chiều. Bài viết sau đây sẽ mô tả những thông tin cơ bản, cách bố trí loa, điểm khác biệt của âm thanh vòm 3D với âm thanh vòm. Cùng theo dõi nhé! 

1. Thông tin tổng quan về âm thanh vòm 3D

1.1. Khái niệm âm thanh vòm 3D

Âm thanh vòm 3D là dạng âm thanh lập thể hay Auro 3D với đặc trưng âm thanh đến từ nhiều phía và bao trùm mọi giác quan, giúp người nghe có cảm giác chìm đắm trong mỗi cảnh phim. Âm thanh vòm 3D được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực như: 

  • Lĩnh vực âm nhạc: Các buổi diễn trực tiếp hoặc phòng thu âm sử dụng công nghệ âm thanh vòm 3D để tạo không gian âm thanh sống động 
  • Lĩnh vực phim ảnh: Các rạp chiếu phim, tivi thông minh ứng dụng âm thanh vòm 3D giúp tăng cường trải nghiệm xem phim, khiến người xem cảm thấy như đang sống trong từng thước phim 
  • Lĩnh vực trò chơi điện tử: Âm thanh vòm 3D tích hợp trên các thiết bị thực tế ảo (VR) tạo trải nghiệm chân thực và tăng cường sự tương tác của người chơi với môi trường trong game 

Ngoài ra, âm thanh 3D cũng được sử dụng rộng rãi trong các buổi họp trực tuyến, phát thanh radio hay giúp thư thái đầu óc bởi những video ASMR (Autonomous Sensory Meridian Response - Phản ứng cực khoái độc lập)...

 m thanh vòm 3D được ứng dụng phổ biến trong rạp chiếu phim

 Âm thanh vòm 3D được ứng dụng phổ biến trong rạp chiếu phim 

1.2. Nguồn gốc của âm thanh vòm 3D

Năm 1881, âm thanh vòm 3D lần đầu xuất hiện trên thiết bị Theatrophone, hệ thống truyền âm dạng điện thoại được phát minh bởi kỹ sư người Pháp Clement Ader. Tại buổi hòa nhạc, các cặp micro thu âm đặt ở vị trí trước sân khấu từ trái qua phải. Tín hiệu âm truyền tới tai người nghe bằng Theatrophone giúp họ thưởng thức âm nhạc như đang ngồi ở hàng ghế đầu. 

Năm 1933, âm thanh 3D được giới thiệu bởi AT&T Bell Laboratories tại Chicago World’s Fair. Họ sử dụng hình nộm cơ khí Oscar với micro thu âm gắn ở hai bên má phía trước tai để thu âm trong phòng kín. Tuy nhiên, tín hiệu âm thanh nhận được có chất lượng khá kém. 

Theatrophone - hệ thống truyền âm thanh vòm 3D đầu tiên

Theatrophone - hệ thống truyền âm thanh vòm 3D đầu tiên

Năm 1973, Neumann, công ty sản xuất micro thu âm nổi tiếng của Đức đã cho ra mắt KU-80, thiết bị thu âm 3D gồm một hình nộm với hai micro thu ở hai bên tai. Sau nhiều lần nâng cấp, năm 1992, thiết bị KU-100 ra đời, nổi bật với micro thu đa hướng mang đến chất lượng âm thanh trung thực, chính xác hơn các bản tiền nhiệm.

Neumann KU-100 mang đến chất lượng âm thanh chân thực nhờ micro thu đa hướng

Neumann KU-100 mang đến chất lượng âm thanh chân thực nhờ micro thu đa hướng

1.3. Nguyên lý hoạt động của âm thanh vòm 3D

Về nguyên lý hoạt động, dàn âm thanh 3D thu các hiệu ứng âm thanh thông thường và xử lý chúng. Rất nhiều loa được sử dụng để tạo ra âm thanh bao quanh không gian. 

Âm thanh vòm 3D sẽ đưa bạn vào vị trí tương ứng của hành động đang xảy ra trên màn hình. Điều này có nghĩa là, nếu rạp chiếu phim ứng dụng âm thanh vòm 3D thì mỗi khán giả sẽ nghe thấy những âm thanh khác nhau tương ứng với vị trí chính xác của họ. 

Hệ thống âm thanh vòm 3D muốn hoạt động tốt cần đảm bảo vị trí của một số loa sau: 

  • Loa trung tâm: Đặt tại vị trí trung tâm để phát lời thoại của diễn viên 
  • 2 loa trái, phải: Đặt tại vị trí hai bên để phát lời thoại phụ, âm thanh, hiệu ứng 
  • 2 loa bên: Đặt tại vị trí hai bên, cao hơn vị trí ngồi của người xem để tạo hiệu ứng âm thanh vòm 
  • Loa siêu trầm: Đặt tại vị trí tùy ý tạo sự thoải mái cho người dùng để tạo ra âm thanh, tần số siêu trầm.

Hệ thống âm thanh vòm 3D muốn hoạt động tốt cần đảm bảo vị trí của các loa

Hệ thống âm thanh vòm 3D muốn hoạt động tốt cần đảm bảo vị trí của các loa

2. Ưu/nhược điểm của âm thanh vòm 3D

2.1. Ưu điểm

Âm thanh vòm 3D mang lại những lợi ích tuyệt vời về chất lượng âm thanh, gia tăng trải nghiệm giải trí dù người nghe ở bất kỳ vị trí nào trong không gian:

  • Trải nghiệm chất lượng âm thanh sống động, chân thực
  • Cung cấp âm thanh chuẩn xác tới mọi vị trí của người dùng trong không gian
  • Không tạo ra độ trễ của âm thanh

2.2. Nhược điểm

Âm thanh vòm 3D chưa được ứng dụng rộng rãi do chi phí khá đắt đỏ và còn nhiều trường hợp không thể sử dụng âm thanh 3D:

  • Đa số những thiết bị điện tử, công nghệ gia dụng không có hỗ trợ âm thanh 3D
  • Tai nghe âm thanh 3D không có khả năng tương thích với mọi thiết bị
  • Thiết bị sở hữu âm thanh 3D có giá thành khá cao
  • Hệ thống âm thanh vòm 3D yêu cầu không gian vừa đủ, không quá rộng hay hẹp vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm

 m thanh 3D sống động, lan tỏa khắp không gian

 Âm thanh 3D sống động, lan tỏa khắp không gian

3. Cách bố trí loa tạo âm thanh vòm 3D tại nhà

Dưới đây là cách bố trí loa tạo âm thanh vòm 3D tại nhà với 2 hệ thống loa phổ biến 5.1 và 7.1: 

  • Với hệ thống loa 5.1: Loa Center (loa trung tâm) đặt chính diện với người nghe. Loa Front (gồm loa trái, phải) hướng về người nghe và tạo một góc 22-30 độ. Loa vòm (gồm loa trái, phải) cần được đặt 2 bên hoặc đằng sau người nghe, tạo một góc 110-120 độ so với loa trung tâm. Loa sub đặt dưới đất hoặc bên trái/phải màn hình. 

Cách bố trí loa trong hệ thống âm thanh 5.1

Cách bố trí loa trong hệ thống âm thanh 5.1

  • Với hệ thống loa 7.1: Bạn sắp xếp loa Center, 2 loa Front và Sub tương tự như hệ thống 5.1. Với 4 loa vòm, bạn đặt theo một trong hai cách. Cách 1, 2 loa hai bên người xem, tạo góc 90-110 độ so với loa Center, 2 loa sau tạo góc 135-150 độ so với loa Center. Cách 2, 2 loa 2 bên người xem, tạo góc 110-120 độ so với loa Center, 2 loa còn lại ở trên đầu người nghe.

Cách bố trí loa trong hệ thống âm thanh vòm 3D 7.1

Cách bố trí loa trong hệ thống âm thanh vòm 3D 7.1

 

Lưu ý:

  • Nên để các góc loa đối đỉnh với nhau để nâng cao trải nghiệm nghe nhạc

  • Tuân theo nguyên tắc đặt càng sát càng tốt để đạt được hiệu quả âm thanh tốt nhất

  • Đặt loa cách xa tường để tránh phản xạ âm thanh

  • Mỗi loại loa tạo nên hệ thống âm thanh 3D đều sở hữu kênh riêng, tín hiệu riêng hoặc là kênh có dạng ma trận. Hệ thống loa 2.0, 5.0, 6.1,… có ý nghĩa: Con số đầu tiên chỉ số kênh riêng biệt, Con số thứ 2 chỉ số lượng loa siêu trầm (loa sub)

4. So sánh âm thanh vòm 3D và âm thanh vòm

m thanh vòm 3D và âm thanh vòm - 2 thuật ngữ này nghe có vẻ giống nhau nhưng chúng là hai hệ thống âm thanh có sự khác biệt đáng kể về cách hoạt động và tạo ra âm thanh.

 

Tiêu chí

Âm thanh 3D

Âm thanh vòm

Trải nghiệm âm thanh

Âm thanh đa hướng (trước, sau, trái, phải, trên, dưới)

4 hướng (trước, sau, trái, phải)

Khả năng xác định hướng âm thanh

Không

Ứng dụng

Rạp chiếu phim và tại nhà

Chơi game và các công nghệ thực tế ảo

Mức giá

Cao hơn

Thấp hơn

Như vậy, có thể thấy việc thiết lập hệ thống âm thanh vòm tại nhà sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn so với âm thanh vòm 3D.

 m thanh vòm 3D với trải nghiệm âm thanh đa hướng

Âm thanh vòm 3D với trải nghiệm âm thanh đa hướng

5. 3 mẫu Soundbar tạo âm thanh vòm 3D tại Yamaha

Loa soundbar tạo âm vòm 3D là giải pháp tối ưu cho người dùng thích tận hưởng chất âm sống động mà không cần bỏ ra quá nhiều chi phí. Dưới đây là danh sách 3 loa soundbar Yamaha sở hữu thiết kế hiện đại, âm thanh vòm bao trùm hoàn hảo giúp tăng cường trải nghiệm giải trí cho bạn và gia đình:

  • Loa soundbar SR-C30A: Công nghệ âm thanh vòm Dolby Audio với 4 chế độ vòm Stereo, Standard, Movie, Game giúp bạn tận hưởng âm thanh sống động, tối ưu trải nghiệm giải trí khi nghe nhạc, podcast, xem phim, chơi game hoặc xem các chương trình truyền hình.
  • Loa soundbar YAS-209: Công nghệ âm thanh vòm DTS Virtual:X đưa người xem đắm chìm trong thế giới âm thanh 3D bao trùm mọi giác quan, nâng trải nghiệm xem phim lên tầm cao mới.
  • Loa soundbar SR-B20A: Sự kết hợp giữa Công nghệ Virtual 3D Surround và DTS virtual:X tạo ra chất âm tuyệt vời mọi phía, hợp nhất với chuyển động hình ảnh giúp bạn hòa mình vào từng thước phim và từng giai điệu trong âm nhạc.

Loa soundbar Yamaha SR-B20A

LOA soundbar Yamaha SR-B20A

6. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến âm thanh vòm 3D

1 - Dolby Atmos có phải là âm thanh 3D không? 

Dolby Atmos là công nghệ âm thanh vòm nhưng đã được cải thiện bằng cách thêm hệ số độ cao. Về cơ bản, đây là âm thanh 3D lấp đầy không gian với độ rõ, sâu và độ chi tiết đáng kinh ngạc. 

2 - Sự khác biệt giữa âm thanh 3D và âm thanh 8D? 

Âm thanh 8D chủ yếu được sử dụng trong âm nhạc bằng cách xoay âm thanh từ trái sang phải. Còn âm thanh 3D khiến âm thanh chân thực, giống như bạn đang ở trong chính bối cảnh đó. 

Công nghệ Dolby Atmos nổi bật với âm thanh trên cao

Công nghệ Dolby Atmos nổi bật với âm thanh trên cao

Bài viết trên đã mô tả thông tin cơ bản, điểm khác biệt của âm thanh vòm 3D so với âm thanh vòm cùng 3 mẫu loa soundbar Yamaha ứng dụng công nghệ âm thanh vòm đỉnh cao. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và chọn mua chiếc soundbar phù hợp với bản thân. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về các mẫu soundbar chất lượng nhất, hãy liên hệ với Yamaha qua phương thức sau: 


LIÊN HỆ MUA HÀNG TẠI HỆ THỐNG ĐẠI LÝ YAMAHA

Thông tin liên hệ:

Liên hệ mua hàng

Tra cứu hệ thống đại lý Yamaha chính thức trên toàn quốc.