CÔNG NGHỆ LÀM TRỐNG CỦA YAMAHA (Phần 3) – CÔNG NGHỆ VỀ LỚP HOÀN THIỆN
Tác giả: Yamaha Music Vietnam
Công nghệ cuối cùng trong series Công nghệ làm trống của Yamaha lần này sẽ mang đến những nội dung thú vị mới xoay quanh về lớp hoàn thiện. Hãy cùng Yamaha Music Vietnam tìm hiểu về các lớp hoàn thiện của trống Yamaha nhé!
► Công nghệ làm trống của Yamaha – phần 1
Lớp phủ cổ điển (Vintage Coating)
Lớp phủ cổ điển của Yamaha là một lớp phủ thể hiện rõ nhất các đặc tính của vật liệu làm nên vỏ trống, vì thế Yamaha đã sản xuất nên vật liệu phủ nhựa tổng hợp đặc biệt được gia công cẩn thận bằng tay. Lớp phủ mỏng nhưng cứng này cung cấp cho trống độ bền và khả năng chống lại sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm. Đồng thời, nó có tác động tối thiểu đến độ rung của vỏ, vì vậy mỗi trống sẽ thể hiện được đầy đủ các sắc thái cảm xúc của người chơi một cách trọn vẹn nhất. Một tính năng đặc biệt khác của lớp phủ Yamaha Vintage Coated là chất âm của trống sẽ dần trở nên đầy và vỏ trống có màu sắc đậm hơn theo thời gian.
*Sự thay đổi màu sắc là một đặc điểm của vật liệu phủ đặc biệt này.
Lớp phủ Textured (Textured Coating)
Lớp hoàn thiện Textured là công nghệ cải tiến mới nhất của Yamaha. Lớp phủ được phát triển đặc biệt dành cho các trống dòng PHX bằng cách áp dụng một lớp phủ có độ dày mỏng hơn một nửa so với bề mặt hoàn thiện tiêu chuẩn và ôm sát các đường nét tự nhiên nhỏ nhất của bề mặt gỗ. Với phương pháp này, vẻ đẹp tự nhiên của vân gỗ sẽ được nhấn mạnh trong khi vỏ trống vẫn giữ được độ rung động một cách tự nhiên đến mức tuyệt đối.
Lớp hoàn thiện phủ bóng và mờ (Gloss and Matte Finishes)
Chất lượng hoàn thiện sản phẩm cao là thứ làm nên thương hiệu của trống Yamaha. Với tư cách là một nhà sản xuất nhạc cụ nói chung, Yamaha có một nền tảng kiến thức rộng lớn về công nghệ hoàn thiện để từ đó rút ra rằng ngoài việc áp dụng các kĩ thuật của lớp hoàn thiện đàn Piano, lớp hoàn thiện của trống còn đòi hỏi thêm những bí quyết và kinh nghiệm cực kỳ cao. Việc tạo ra lớp phủ bóng đẹp đòi hỏi mọi bước quy trình như sử dụng đồng nhất các lớp phủ bằng cách lau và phun kết hợp với chà nhám và đánh bóng tỉ mỉ. Mọi quy trình phải được thực hiện với sự cẩn thận và năng lực mà chỉ có những thợ thủ công với nhiều năm tay nghề mới có thể thực hiện được. Lớp hoàn thịên mờ (Matte) không dễ sản xuất hơn so với lớp phủ bóng, nó đòi hỏi một trình độ khéo léo đến từ người thợ thủ công.
Lớp hoàn thiện phủ lấp lánh và trang trí (Sparkle & Decorative Finishes)
Để hoàn thiện lớp phủ lấp lánh mang tính trang trí, Yamaha thường sử dụng kĩ thuật phủ một lớp PVC (Polyvinyl Clorua) mỏng bọc trang trí bên ngoài vỏ trống. Yamaha biết rằng với “lớp bọc hoàn thiện” như vậy sẽ dẫn đến việc làm giảm độ rung của lớp vỏ trống và cộng hưởng nên với các trống có lớp hoàn thiện phủ lấp lánh và mang tính trang trí, Yamaha nhấn mạnh vào việc sử dụng lớp phủ để đạt được hiệu ứng hình ảnh tương tự trong khi vẫn duy trì tông màu tối ưu bất cứ khi nào có thể. Lớp phủ lấp lánh của Yamaha sử dụng một lượng lớn các mảnh nhôm để mang lại hiệu ứng bắt mắt cho thị giác với một loạt các màu sắc hấp dẫn.
Lớp hoàn thiện UZUKURI
Kỹ thuật truyền thống của Nhật Bản được gọi là "UZUKURI" đã được cải thiện để sử dụng trên vỏ trống của Yamaha. Trong quy trình này, các vùng mềm trong vân gỗ được đánh nhám và sau đó toàn bộ lớp vỏ được phủ một lớp sơn đen mỏng. Toàn bộ bề mặt của lớp vỏ sau đó sẽ được đánh nhám lại trước khi phủ lớp sơn phủ cuối cùng và đó quy trình làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của vân gỗ Oak.