Các Công Nghệ Xử Lý Gỗ Làm Đàn Guitar Độc Quyền Của Yamaha

Tác giả: Yamaha Music Vietnam

Nổi tiếng với những sản phẩm guitar chất lượng được người yêu âm nhạc trên thế giới tin tưởng, ít ai biết rằng trong suốt hơn 100 năm hình thành và phát triển,Yamaha đã không ngừng cải tiến và tạo ra những công nghệ chế tác đàn độc quyền, nhằm giữ vững vị thế của một trong những thương hiệu sản xuất guitar hàng đầu. 

► Kinh nghiệm chơi đàn guitar acoustic cho người mới

► 3 điểm giúp phân biệt giữa đàn guitar acoustic và guitar classic

► Tìm hiểu về cấu tạo của đàn guitar acoustic

Khi bước vào một cửa hàng nhạc cụ với mong muốn chọn cho mình một cây đàn guitar ưng ý, dù đó là cây đàn đầu tiên hay một cây đàn đủ tốt để đi biểu diễn, người sành đàn thường quan tâm tới 03 yếu tố chính, đó là: 

  • Yếu tố thứ nhất: Vật liệu Gỗ (Ví dụ: Loại gỗ - Màu sắc - Xuất xứ, Công nghệ xử lý gỗ, vv.)
  • Yếu tố thứ hai: Cấu trúc đàn (Ví dụ: Kiểu dáng, Kết cấu thanh giằng / Mặt top, Hình dáng Đầu đàn / Cần đàn, vv.) 
  • Yếu tố thứ ba: Công nghệ tích hợp (Ví dụ: Bộ Pick-up, Có Tuner, Có tích hợp hiệu ứng, vv.)

Một trong những điểm quan trọng làm nên thương hiệu của một hãng đàn guitar chất lượng, đó là Công nghệ xử lý Gỗ. Hiện Tập đoàn Yamaha đang sở hữu 03 (Ba) công nghệ nổi bật sau đây.

Kiến thức về sấy gỗ của Yamaha xuất phát từ nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong việc chuẩn bị gỗ cho piano, trống, nhạc cụ dây cung, nhạc cụ bộ hơi, marimbas, v.v. Sau hơn 50 năm đi đầu trong lĩnh vực này, Yamaha tiếp tục nghiên cứu và ghi chép lại các phương pháp sấy khô, áp dụng các tinh chỉnh và luôn chuẩn bị sẵn để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất vượt trội nhất quán trong mọi nhạc cụ được sản xuất. 

Gỗ phải trải qua những quy trình sấy nghiêm ngặt để đảm bảo độ ẩm ở điều kiện lý tưởng. Quy trình sấy gỗ chuyên nghiệp của Yamaha bao gồm 03 bước: 

Bước 1: Sấy khô tự nhiên (Natural Drying) 

Để điều chỉnh gỗ với môi trường tự nhiên, các khúc gỗ được cắt thành ván, khối và được sấy khô tự nhiên cho đến khi đạt được độ ẩm từ 15% đến 20%. Gỗ được giữ bóng để tránh khô nhanh. Cần ít nhất nửa năm để chuẩn bị gỗ cho Cần đàn guitar. 

Bước 2: Sấy khô nhân tạo (Artificial Drying)

Để đạt được độ ẩm tiêu chuẩn, độ ẩm được hạ xuống theo các giai đoạn dựa vào chất liệu gỗ và bộ phận đàn cần sử dụng gỗ. Độ ẩm được hạ xuống mức thấp hơn mức tiêu chuẩn, sau đó làm ẩm ngược lại để đảm bảo rằng độ ẩm đồng đều và không còn ứng suất dư. 

Bước 3: Ổn định độ ẩm theo môi trường (Seasoning) 

Ngay cả sau khi được tạo hình thành các bộ phận đàn guitar, gỗ vẫn tiếp tục biến đổi theo môi trường như nó có thể giãn nở hoặc co rút dựa trên những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. Vì lý do này, độ ẩm của gỗ được sử dụng để sản xuất đàn phải được ổn định. Quá trình này được gọi là làm khô, nó được mở rộng và áp dụng vào xưởng sản xuất nơi môi trường được kiểm soát để các vật liệu không thay đổi trong quá trình sản xuất.

A.R.E viết tắt cho Acoustic Resonance Enhancement (Tăng cường cộng hưởng âm thanh mộc). 

Rất đơn giản - Gỗ cũ nghe tốt hơn gỗ mới, đặc biệt là trên các nhạc cụ. Qua nhiều năm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu và phát triển của Yamaha không chỉ tìm ra lý do tại sao gỗ lâu năm phát ra âm thanh mà còn phát triển một quy trình để tái tạo sự lão hóa đó ở cấp độ tế bào trong gỗ và dung kiến thức này để chế tạo nhạc cụ mới. Sử dụng kết hợp độc quyền giữa Nhiệt độ, Độ ẩm và Áp suất trong một thời gian xác định, Yamaha có thể tạo ra những cây đàn mới mà gỗ có cùng tính chất và âm thanh giống như các nhạc cụ cũ. 

Đây là công nghệ xử lý gỗ cao cấp của Yamaha, chỉ được áp dụng trên một số các dòng đàn “All Solid” như L series, A series, FG Red Label series, NX series. Click vào link dưới để xem thêm video giải thích về công nghệ A.R.E của Yamaha. 

Tìm hiểu về Công nghệ A.R.E của Yamaha

I.R.A viết tắt cho Initial Response Accelaration (Tăng tốc phản hồi gỗ). 

Bất kỳ cây đàn guitar nào cũng được hưởng lợi khi được người chơi đánh hoặc biểu diễn (“Played in”), quá trình trong đó nhạc cụ tạo ra âm thanh khi những áp lực giữa Gỗ và Lớp hoàn thiện (Finish), Cần đàn và Bàn phím, Thùng đàn và Các linh kiện phần cứng tạo thành, dẫn đến âm thanh và khả năng chơi tốt hơn. Công nghệ tăng tốc phản hồi (I.R.A) là công nghệ độc quyền của Yamaha giúp giải phóng áp lực bằng cách tác dụng các rung động riêng biệt lên cây đàn đã được hoàn thành như là một phần của quá trình chế tạo và để một cây đàn guitar “được chơi” từ lúc đầu.

* Màu sáng hơn biểu thị âm lượng tăng lên do cộng hưởng lớn hơn

Công nghệ xử lý gỗ không phải là tất cả, nhưng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng âm thanh và độ bền của một cây đàn guitar nói riêng. Đó là lý do vì sao đàn Guitar Yamaha thường có độ bền cao và chất âm acoustic tuyệt vời hơn những dòng đàn không được áp dụng công nghệ xử lý gỗ.

Chúc bạn chọn được cây đàn ưng ý và chất lượng cho mình nhé! 

Yamaha Acoustic Guitar Sharing: “Tìm Cảm Hứng Sáng Tạo trong Đệm Hát & Lead”

Lần đầu tiên tại workshop này, bạn sẽ có dịp trải nghiệm Yamaha TransAcoustic TAG3C – dòng guitar acoustic thế hệ mới nhất của Yamaha.

Giới thiệu Không Gian Trải Nghiệm Nhạc Cụ Yamaha Bên Trong Nhà Sách Phương Nam - Bình Phú

Khám phá không gian trải nghiệm nhạc cụ Yamaha mới tại nhà sách Phương Nam Bình Phú, điểm đến lý tưởng cho người yêu sách và âm nhạc tại Sài Gòn

Trải Nghiệm Công Nghệ Tích Hợp Trong Yamaha TransAcoustic TAG3 C

TAG3 C không chỉ đơn thuần là phiên bản nâng cấp; nó là một bước tiến xa hơn của dòng TransAcoustic, mang đến nhiều tính năng nổi bật, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất từ người chơi