Chuẩn bị hành trình âm nhạc cho tương lai
Tác giả: Yamaha Music
Việc đầu tiên, chúng ta cần đặt ra được câu hỏi: “ ‘Lần tiếp theo’ sẽ trông như thế nào? Thực ra ‘tiếp tục’ với âm nhạc mang ý nghĩa gì? ” Để trả lời được câu hỏi này bắt buộc phải có kinh nghiệm sáng tác âm nhạc vững vàng và phải hiểu biết rộng về âm nhạc, làm như thế nào để đảm bảo rằng âm nhạc đóng một vai trò to lớn trong cuộc sống của họ theo cách mà họ đã lựa chọn. Vì vậy, có lẽ câu hỏi thực sự nên là: "Chúng tôi hy vọng những học viên của chúng tôi đều mang theo hành trang vững vàng khi họ rời đi?" - dù là cuối lớp 6, lớp 9 hay lớp 12.
Tham gia vào việc sáng tạo âm nhạc trong quãng đời học sinh
Điều quan trọng là hãy cho phép học sinh tham gia vào các hoạt động sáng tạo âm nhạc tích cực trong suốt khoảng thời gian đến trường, nơi mà các khái niệm cơ bản về biểu diễn, nghe và sáng tác được thể hiện rõ ràng ở mọi khía cạnh. Tất cả sẽ bắt đầu với việc âm nhạc sẽ là nền tảng chính trong lớp học, nơi mà mọi lứa tuổi đều được trải nghiệm việc sáng tạo nhạc (hát và chơi các loại nhạc cụ melodic và non-melodic instruments), nghe nhạc (nghe theo sự hướng dẫn/chỉ đạo và sau đó là phản ứng lại với nhiều thể loại văn hóa và bối cảnh âm nhạc khác nhau), và thể hiện tài năng âm nhạc (nơi mà các bạn học sinh tìm thấy tiếng nói sáng tạo của riêng mình thông qua việc ứng biến, sắp xếp, hòa âm và soạn những bài nhạc có độ dài, độ phức tạp và thể loại khác nhau). Những khái niệm cơ bản này sau đó được chuyển vào lý thuyết nhạc cụ và hòa tấu, học sinh có thể tự mình đăng ký tham gia. Chính trong những năm học này, các bạn học sinh sẽ được tự phát triển nhận thức của mình về việc thích âm nhạc hay sở thích sẽ là thứ khác thông qua những trải nghiệm mà mình có được. Cũng chính trong thời điểm đó, họ cũng sẽ quyết định xem mình đã thích âm nhạc hay chưa từng thích âm nhạc bao giờ.
Có khả năng “tìm ra điểm mạnh của chính mình”
Chọn chơi kèn clarinet vào năm lớp 7 có thể là quyết định tốt nhất đối với một bạn học sinh vào thời điểm đó, nhưng “có khả năng” sẽ không có nghĩa đây là “sở thích” của họ. Có thể có những môn mà các bạn học sinh không được dạy ở trường, hoặc môn học sẽ không rõ ràng cho đến khi được thực hành nghe nhìn - ví dụ, với một phong cách âm nhạc, cơ hội sáng tác bài hát, một nhạc cụ hoặc một phong cách thanh nhạc cụ thể - sẽ có những trải nghiệm âm nhạc tích cực và họ sẽ được khuyến khích khám phá, thử nghiệm nhiều phong cách âm nhạc khác nhau có lợi cho việc học. Một số nhạc cụ và môn học tự chọn có thể bị ảnh hưởng bởi các bạn đồng môn và các nhóm nhạc cộng đồng, vì vậy khi những lựa chọn này bị thay đổi hoặc phá vỡ, sự nhẫn nại và cam kết thực hiện lựa chọn đầu tiên cũng có thể xảy ra. Khuyến khích học sinh tìm ra “điểm mạnh” (về thanh nhạc, bối cảnh học tập, sự thoải mái về thể chất và cách diễn đạt, thể loại âm nhạc, v.v.) khơi dậy trái tim họ và nuôi dưỡng tâm hồn cá nhân mới chính là chìa khóa để trường tồn lâu dài.
Tự mình tham gia vào việc sáng tạo âm nhạc
Hãy khuyến khích học sinh của bạn không chỉ luyện tập nhạc cụ mà còn tự học nhạc ở nhà. Cũng như khi lên kế hoạch cho một công việc theo trình tự và sắp xếp các phần công việc để thực hiện, hãy khuyến khích những người trẻ tuổi tự chọn một bài hát mà họ thích và tìm ra cách chơi nó, soạn nhạc theo gợi ý cho sẵn hoặc viết lời và giai điệu thể hiện suy nghĩ (hoặc tương tự) sẽ giúp những bạn trẻ có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn cho sáng tác của mình. Cũng giống như cha mẹ khi chuẩn bị cho con cái phải xa nhà và tự nuôi bản thân, chúng ta cần chuẩn bị cho các nhạc sĩ trẻ của mình tham gia vào việc sáng tác âm nhạc mà không cần sự giúp đỡ. Bước tiếp theo là sáng tạo âm nhạc với cộng đồng, bạn bè và / hoặc gia đình.
Tham gia sáng tác âm nhạc trong cộng đồng
Âm nhạc cộng đồng là chìa khóa để tạo ra âm nhạc lâu bền. Các nhóm thông thường sẽ bao gồm nhiều lứa tuổi, hoàn cảnh và những người mà việc tạo ra âm nhạc không phải là công việc chính hằng ngày của họ. Điều này có thể thúc đẩy tình bạn sâu sắc và kết nối với mọi người bên ngoài môi trường học đường, trong một môi trường bình đẳng hơn và nơi các cá nhân được đánh giá theo một cách khách quan - điều này được đánh giá là rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và hạnh phúc con người. Một trong những cách tốt nhất để giới thiệu học sinh với các nhóm cộng đồng là thông qua các buổi hòa nhạc kết hợp, các sự kiện “share the chair” và nơi các cá nhân trong nhóm cộng đồng tổ chức / bạn bè / cố vấn cho một học sinh trong trường để khuyến khích sự kết nối lâu dài. Ngoài ra, việc tạo cơ hội cho các học sinh tham gia các ban nhạc, dàn hợp xướng và hòa tấu cộng đồng để dẫn dắt một buổi biểu diễn - hoặc chơi trong một ban nhạc, hoặc hát trên sân khấu cho một vở nhạc kịch đại chúng - có thể cung cấp một điểm đầu vào dễ dàng và “ thử nghiệm” ít thử thách hơn so với cam kết đầy đủ. Một số giáo viên coi sự tham gia của học sinh trong các buổi hòa tấu cộng đồng là mối đe dọa đối với chương trình âm nhạc của chính họ, tin rằng điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng học sinh khi họ cam kết tham gia các buổi hòa tấu của trường; nhưng thường thì điều ngược lại mới là đúng. Có thêm một kinh nghiệm chơi nhạc, ca hát hoặc dàn dựng các buổi biểu diễn âm nhạc thường làm phong phú thêm kinh nghiệm cho những người trẻ tuổi, và bổ sung thêm cho họ những hiểu biết chung về những gì họ có thể làm với việc sáng tạo nhạc của họ, là cầu nối giữa kiến thức học được ở trường và bên ngoài. Không cần phải đợi cho đến khi học sinh rời Lớp 12 thì điều này mới xảy ra - có thể tạo kết nối ở mọi cấp độ tuổi hoặc năm học! Hãy là một người chơi nhạc có giá trị với khán giả. Vì nghệ thuật cần khán giả. Hơn nữa, tham dự các buổi biểu diễn trực tiếp và nghe nhạc thu âm đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tinh thần và hạnh phúc con người. Một trong những món quà lớn nhất mà chúng ta có thể khơi dậy ở những người trẻ tuổi là sự khao khát được thưởng thức nhạc trong mọi hoàn cảnh - ủng hộ các nghệ sĩ thông qua việc được ngồi trên ghế khán giả, trở thành khán giả hào phóng và biết ơn, mua vé xem hòa nhạc và thanh toán tiền cho bản nhạc đã tải xuống. Nếu những người trẻ tuổi nhận thức được sự kỳ diệu của nhạc sống và phát triển những thói quen tốt về “thẩm âm”, thì họ sẽ có một cuộc đời viên mãn - và tất cả chúng ta cùng được lợi!
Tiếp cận âm nhạc theo cách hoàn toàn mới
Mang đến cho các bạn học sinh một trải nghiệm được làm khán giả để thưởng thức âm nhạc, đánh giá các hình thức âm nhạc mới bên cạnh những hình thức đã quen thuộc như phòng hòa nhạc, concert ở sân vận động, và nhà thờ cũng rất quan trọng.
Bằng cách này, bạn sẽ giúp được các nhạc sĩ trẻ trải nghiệm thêm được thêm nhiều môi trường khác nhau chẳng hạn như các địa điểm nhỏ ở địa phương, lễ hội cộng đồng, buổi ra mắt tác phẩm mới, ra mắt album, ra mắt nghệ sĩ mới, buổi hòa nhạc có nhạc cụ của họ, v.v. - tất cả đều có giá trị. Và việc cho học sinh tiếp xúc với nhiều tiết mục ở trường sẽ giúp các em nhận ra các nhà soạn nhạc, thể loại, nghệ sĩ và tác phẩm mà các em có thể bị thu hút khi bắt gặp các buổi biểu diễn được quảng cáo ở nhiều nơi.
Tìm được khả năng giao tiếp bằng âm nhạc
Trong một cuộc thảo luận chuyên môn về lý do tại sao một nhạc sĩ hoặc nhà soạn nhạc tài năng hơn người khác hay tại sao một buổi biểu diễn hoặc bản thu âm cụ thể của một tác phẩm lại tốt hơn phiên bản gốc/phiên bản mới nhất! Nếu chúng ta có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của những người trẻ tuổi có năng khiếu âm nhạc, thì họ sẽ có thể bàn luận về các đặc điểm khác nhau của nó, kiểm tra và đánh giá tính chất của nó - thay vì chỉ đơn giản nói “Tôi yêu bản nhạc đó” hoặc “đồ bỏ đi”! Điều này có thể mang họ đến với một cộng đồng hoàn toàn mới gồm những người mà họ có thể tương tác và có những cuộc trò chuyện về âm nhạc được tốt hơn, cũng như mở rộng cơ hội nghe/ tham dự/tham gia âm nhạc của họ.
Trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống bằng âm nhạc
Vì vậy, đối với học sinh của chúng tôi, “tiếp tục” với âm nhạc có ý nghĩa hơn nhiều so với việc học lên Lớp 12 Âm nhạc ở trường trung học, hoặc đăng ký một suất vào một khóa biểu diễn ở trường đại học; nó có nghĩa là "tiếp tục" để có một cuộc sống phong phú, đầy đủ về mặt cảm xúc vì cách giáo viên dạy nhạc và các chương trình âm nhạc của trường đã thiết lập sẵn để trở nên họ thành công.
Về tác giả
Thông tin liên hệ:
Yamaha Music Vietnam
Hotline: 1900 299 279 (9h - 17h, Thứ 2 - Thứ 6 hàng tuần)
Facebook: Yamaha Music School Vietnam