Âm nhạc và nghệ thuật gắn kết thế giới (Phần 1)

Tác giả: Yamaha Music

Âm nhạc là nguồn sức mạnh to lớn của Yuki Kondo. Chơi piano từ thời thơ ấu, tiếp đến là saxophone ở những năm trung học, sau đó anh lựa chọn trống là niềm đam mê trong những năm cuối cấp. Âm nhạc và nghệ thuật có thể xóa bỏ cách biệt về văn hóa, mang mọi người đến gần nhau hơn. Châm ngôn của Yuki với âm nhạc là “Life is Music”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vì sao âm nhạc và nghệ thuật lại có ý nghĩa to lớn đối với Yuki Kondo.

Nhạc cụ đầu tiên tôi được tiếp xúc chính là cây đàn piano có sẵn ở nhà. Tôi theo học piano cổ điển trong suốt những năm tiểu học, và tiếp tục theo đuổi trong 3 năm sau khi gia đình chuyển đến Mỹ theo công việc của cha tôi. Chúng tôi sống ở một thị trấn nhỏ ở Oregon, Bờ Tây và có rất ít người Nhật Bản sống trong khu vực này lúc bấy giờ. Các bạn cùng lớp ở trường đôi khi trêu chọc hoặc xa lánh tôi vì sự khác biệt. Cho đến mãi sau này, khi tôi bắt đầu chơi saxophone tại trường trung học và nhờ vào âm nhạc, mọi người đã có cái nhìn khác về tôi.

Tôi đắm mình trong tiếng saxophone jazz. Ban đầu tôi học jazz vì điểm số, nhưng tôi dần bị mê hoặc hoàn toàn. Khi trở nên thuần thục hơn với jazz saxophone, tôi đã được tin tưởng giao cho vị trí soloist trong ban nhạc jazz của trường. Với việc giành được giải thưởng “Nghệ Sĩ Độc Tấu Xuất Sắc Nhất” tại các lễ hội nhạc jazz, tôi dần được mọi người công nhận tài năng của mình. Những người bạn nổi tiếng trong trường bắt đầu bắt chuyện và làm quen với tôi. Âm nhạc đưa tôi đến gần hơn với mọi người xung quanh, vừa giúp tôi tự tin hơn, vừa khẳng định “sự hiện diện” của tôi trong cộng đồng.

Sự thay đổi nhạc cụ từ lúc bé đến lớn của tôi. Âm nhạc luôn luôn bên cạnh tôi.

Tôi từng muốn theo đuổi saxophone chuyên nghiệp, nhưng việc phải chuyển đến một ngôi trường khác ở New York đã khiến tôi không thể hoàn thành giấc mơ này. Vì vậy tôi dành sự quan tâm của mình cho nhạc rock và quyết định tham gia ban nhạc rock của trường học.

Nhạc cụ chơi rock tôi sử dụng là trống. Nhìn lại hành trình âm nhạc của bản thân, tôi thấy âm nhạc đã thay đổi mình. Khi các bạn cùng lớp xa lánh mình, tôi cảm thấy tự ti. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của âm nhạc, tôi học được cách giải quyết vấn đề và cảm thấy mọi thứ tốt đẹp hơn.

Sau khi tốt nghiệp ở New York, tôi trở về Nhật Bản và theo học ngành Môi trường tại Đại học Keio, Shonan Fujisawa. Tôi đã dành sự quan tâm mạnh mẽ đến các vấn đề về môi trường nhờ vào những năm tháng tuổi thơ lớn lên tại Oregon, nơi môi trường sống bao quanh bởi hơn 80% rừng thiên nhiên. Khi thảo luận về môi trường với những người bạn đại học ở Nhật Bản, tôi rất bất ngờ và thất vọng với các phản ứng thờ ơ và lối suy nghĩ “cha chung, không ai khóc” của họ.

Một bước ngoặt mới đến khi tôi cùng các anh chị khóa trên tổ chức một lễ hội âm nhạc. Lễ hội tập trung vào các chủ đề môi trường tại Tanegashima. Mục tiêu là giúp  mọi người tiếp cận một cách gần gũi và dễ dàng hơn đến các  nghiêm trọng mà môi trường đang gặp phải. Chúng tôi đặt một gian trưng bày bên trong lễ hội giải thích cách rác trôi dạt vào bờ gây hại cho hệ sinh thái địa phương.

Trong thời đại học của mình, chúng tôi đã tổ chức một lễ hội âm nhạc Tanegashima để thúc đẩy nhận thức về môi trường. Cùng với trẻ em địa phương, chúng tôi đã thu thập và phân loại rác đã trôi dạt vào bờ.

Ở lễ hội, tôi thấy một người mẹ đang dạy con của mình về ô nhiễm môi trường. Qua đó, khuyến khích chúng tôn trọng Trái Đất khi chúng lớn lên. Nghệ thuật, khiến tôi nhận ra, có sức mạnh lay động, và thoát khỏi suy nghĩ thờ ơ về những vấn đề môi trường “không của riêng ai”. Việc được dạy dỗ khi còn nhỏ có tác động sâu sắc đến  quá trình phát triển tính cách. Khi đó, tôi tin rằng, bằng cách giáo dục trẻ em, tôi có thể cải thiện tương lai của chúng.

Không lâu sau, tôi đã xem “Triệu phú khu ổ chuột”. Một bộ phim cho thấy những ảnh hưởng của nghèo đói và nạn buôn người đối với trẻ em sống trong khu ổ chuột . Phim ảnh chính là công cụ nghệ thuật để truyền tải các vấn đề xã hội với mọi người.

Các vấn đề xã hội và các vấn đề môi trường có một điểm chung: vì mọi người thờ ơ với nó làm cho mọi việc trở nên tệ hơn. Các hoạt động nghệ thuật như âm nhạc, nhiếp ảnh và phim ảnh có một sức mạnh tuyên truyền và đẩy lùi vấn đề xã hội. Với nhận thức đó, tôi quyết định tham gia một công ty thu âm lớn ở Tokyo để hiện thực hóa ước mơ giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường bằng sức mạnh của nghệ thuật giải trí. 

- Nhà hoạt động xã hội Yuki Kondo - Yamaha Music USA

Xem tiếp Phần 2

Thông tin liên hệ:

Yamaha Music Vietnam

Hotline: 1900 299 279 (9h - 17h, Thứ 2 - Thứ 6 hàng tuần)

Facebook: Yamaha Music Vietnam

Trẻ Vừa Học Cảm Thụ Âm Nhạc Vừa Học Chơi Nhạc Cụ! Liệu Có Khả Thi?

Độ tuổi từ 4-6 trẻ có khả năng cảm nhận thế giới xung quanh rất nhạy bén,đây cũng chính là lý do vì sao các chương trình cảm thụ âm nhạc thường được xây dựng cho trẻ ở độ tuổi này. Nhưng liệu trẻ có thể vừa học cảm thụ âm nhạc vừa học chơi nhạc cụ? Hãy cùng Yamaha tìm hiểu qua bài viết này!

COMBO QUÀ TẶNG VÀ HỌC BỔNG 10% HOT NHẤT MÙA HÈ

Một mùa hè ý nghĩa sẽ là một mùa hè bé được hoạt động sôi nổi cùng bạn bè và khám phá những điều mới lạ chưa từng được tiếp xúc.

Xác Định Trình Độ Âm Nhạc Của Bạn Với Kỳ Thi Chứng Chỉ Yamaha

Hệ thống Chứng chỉ Âm nhạc Quốc tế Yamaha (YMS) là tiêu chuẩn được công nhận giúp bạn xác định trình độ âm nhạc & định hình hướng đi âm nhạc đúng đắn.