Sắp xếp nhịp điệu một cách thu hút

Tác giả: Yamaha Music

Sử dụng nhịp điệu một cách uyển chuyển để tạo nên yếu tố thật “ngầu” cho bản solo của bạn

Tôi đã dành 5 năm đầu tiên trong sự nghiệp chơi Guitar để học rhythm guitar chứ không phải guitar lead. Có lẽ vì lý do tôi chưa muốn tìm hiểu scale, arpeggios và giai điệu (melodies) ở guitar lead.

“Phrasing” có thể hiểu như cách sắp xếp nốt nhạc để truyền tải những giai điệu du dương thật nhịp nhàng. Sau tất cả, những nốt nhạc sẽ ra sao nếu không có nhịp điệu? Có lẽ chỉ là những âm thanh vô nghĩa.

Vì vậy bạn hãy cân nhắc rằng tiết tấu âm nhạc mình được tạo ra từ một chuỗi các nốt nhạc có tổ chức, được sắp xếp theo cao độ và nhịp điệu. Cách sắp xếp của chúng ta sẽ tác động rất lớn đến bản nhạc cũng như thu hút khán giả hơn.

Ngoài ra, tôi cũng luôn tìm kiếm những cách mới để phát triển màu sắc âm nhạc của riêng mình. Trong nhiều năm, tôi sáng tác ra những lời nhạc khác nhau nhằm mở rộng cách tiếp cận trên những tiết tấu sẵn có của mình.

Một trong những hướng đơn giản nhất để bạn khai thác ý tưởng là sắp xếp tiết tấu ở các vị trí mới trong nhịp điệu (bar, measure) của bài hát. Bạn có thể gọi đó là sự dịch chuyển nhịp điệu (Rhythmic displacement). Nhưng trước khi bắt đầu, hãy bắt đầu thiết lập sự diễn tả về nhịp điệu âm nhạc. Bạn hãy lấy một số để tượng trưng cho nhịp xuống (nhịp nhấn mạnh) của bản nhạc và dấu cộng “+” là nhịp lên (nhịp nhẹ, nhịp liên kết). Do đó, một giai điệu đơn giản gồm bốn nhịp sẽ trông như thế này:

1 + 2 + 3 + 4 +

Như bạn có thể thấy, mỗi nhịp đã được chia thành hai phần bằng nhau - nhịp xuống (số) và  nhịp lên (dấu cộng). Chúng ta có thể bắt đầu sắp xếp tiết tấu của mình trên nhịp bất kỳ, miễn là do chính bạn sắp xếp lại mà không phụ thuộc vào các tiết tấu trước đó (do quán tính). Ý tưởng chơi nhạc này là một thách thức đối với nhiều nghệ sĩ guitar. Nhưng giá trị mà nó mang lại là nâng cao khả năng “Phrasing” của bạn sau này. 

Ví dụ: Việc bắt đầu một bản nhạc bằng cách nhấn mạnh ngay nhịp đầu sẽ đập vào tai người nghe, gây cảm giác khó chịu. Thay vì vậy, lựa chọn nhấn mạnh ở nhịp thứ ba sẽ để lại nhiều không gian và thoải mái hơn ở đầu nhịp, giúp khán giả dễ cảm nhận thông điệp mà tác phẩm truyền tải. Khi bạn nhấn mạnh những đoạn sau của nhịp điệu, bạn cũng sẽ nhận thấy rằng phần cuối tiết tấu của bạn dễ liên kết với nhịp điệu tiếp theo. Đồng thời cũng có thể xảy ra những điều bạn không ngờ tới - nhưng thường là tốt - như tạo ra một hợp âm mới trong khi biến tấu giai điệu.

Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người học guitar. Họ thường nhấn mạnh các tiết tấu với nhịp đầu. Việc này có thể đơn giản là một sự vô tình chứ không có chủ ý. Nhưng nó có thể trở thành một trở ngại trong việc tạo ra các tiết tấu thu hút người nghe. Theo quan điểm cá nhân, tôi thích bắt đầu bằng các nhịp nhẹ tại các đoạn nhạc khác nhau. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ tạo cho người nghe cảm giác bất ngờ và kích thích hơn.

Bạn hãy nghe cách tôi chơi nhịp solo 2-8 trong video của mình. Trong mỗi bản solo tôi đặt các tiết tấu của mình theo nhịp lên (nhịp liên kết) trong 4 nhịp đầu. Nói cách khác, tiết tấu đầu tiên được bắt đầu theo nhịp nhẹ thứ nhất, tiết tấu thứ hai theo nhịp nhẹ thứ hai, v.v. Hãy lắng nghe nhịp điệu các bản solo để hiểu thêm về cách tiếp cận tiết tấu này. Ngoài ra, tôi còn chơi bốn bản solo riêng biệt với tất cả các cách tiếp cận bằng nhịp nhẹ đầu tiên. Còn bản solo tiếp theo bắt đầu trên nhịp nhẹ thứ hai.

Bạn có thể chơi thử các tiết tấu bằng bản nhạc nền cuối video với G Blues scale. Ngoài ra, bạn có thể sẽ muốn kết thúc cũng như chuyển sang tiết tấu thuận tai theo âm của hợp âm Gmi7: G, B♭, D and F.

Mẫu pickup single-coil P90 của Yamaha Revstar 502 TFM dùng trong Video là sự kết hợp hoàn hảo cho bản nhạc. Tôi sử dụng bộ neck pickup đặc biệt trong tất cả các bản solo nhằm tạo giai điệu trơn tru và mượt mà. Các phím đàn jumbo trên vòng gỗ hồng 13 inch giúp dây đàn uốn cong dễ dàng hơn. Điều đó làm cho cây đàn guitar trông thật tuyệt vời! Ngoài ra, phong cách thiết kế Vintage Japanese Denim được thể hiện trên thân đàn rất tối ưu trong việc loại bỏ ánh sáng chói từ camera.

Điều cuối cùng cần lưu ý là tôi sử dụng bộ xử lý trong âm thanh nổi Guitar Line 6 Helix . Sản phẩm với phần mềm hiện đại giúp tôi xử lý âm thanh trực tiếp mà không cần dùng bộ khuếch đại.

Chúng ta có thể tìm hiểu các âm giai trong biểu đồ âm thanh cùng những giai điệu để tạo nên hợp âm mong muốn. Từ đó, áp dụng chúng vào cần đàn guitar (fretboard) để tạo ra các giai điệu du dương. Nhưng điều đó mới chỉ là một nửa quá trình tạo nên bản nhạc hay.

Bạn hãy sắp xếp các nốt nhạc thành các tiết tấu nhịp nhàng hấp dẫn. Việc sắp xếp chúng một cách sáng tạo sẽ giúp bạn làm chủ được nhạc cụ. Đồng thời, thể hiện được khả năng của một người sáng tác và trình diễn bản nhạc. Đừng chỉ đơn thuần là chơi nhạc mà hãy tạo ra những tiết tấu của riêng bạn!

- Robbie Calvo - Yamaha Music USA

Thông tin liên hệ:

Yamaha Music Vietnam

Hotline: 1900 299 279 (9h - 17h, Thứ 2 - Thứ 6 hàng tuần)

Facebook: Yamaha Music Vietnam

Liên hệ mua hàng

Tra cứu hệ thống đại lý Yamaha chính thức trên toàn quốc.

MỪNG ĐẠI LỄ 30/4 - 1/5 VỚI CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI LÊN ĐẾN 30,000,000 VND CÙNG YAMAHA MUSIC

Cùng Yamaha Music đón tuần lễ rực rỡ, với chương trình ưu đãi cực kỳ hấp dẫn dành cho các cửa hàng đặc biệt. Đến ngay cửa hàng gần bạn nhất để trải nghiệm nhạc cụ trong không gian chuyên nghiệp, và tận hưởng chương trình ưu đãi, kèm theo nhiều quà tặng phụ kiện chính hãng!

YAMAHA PIANO CORNER GRAND OPENING: ĐỊA ĐIỂM TRẢI NGHIỆM PIANO CHUẨN NHẬT BẢN TẠI CỬA HÀNG NHẠC CỤ YAMAHA AEON MALL TÂN PHÚ

Với mong muốn mang đến một địa điểm trải nghiệm Piano mới với chất lượng cao và chuẩn Nhật Bản, Cửa hàng nhạc cụ Yamaha – AEON MALL Tân Phú sẽ chính thức Khai trương phòng trưng bày Grand piano vào ngày Chủ nhật, 21/04/2024.

HAPPY SALE THÁNG 4: HƯỞNG ƯU ĐÃI DUY NHẤT KHI ĐẾN CỬA HÀNG YAMAHA TẠI AEON MALL VÀ TAKASHIMAYA

Đến ngay Cửa hàng Âm nhạc Yamaha – AEON MALL Tân Phú và Yamaha Experience Corner – Takashimaya để hưởng ưu đãi LÊN ĐẾN 12 TRIỆU kèm các quà tặng phụ kiện chính hãng!