Cách quản lý thời gian luyện tập hiệu quả
Chuẩn bị cho sự thành công
Việc luyện tập cần được thực hiện với mức độ tập trung cao và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì. Đây là một vài tips để đảm bảo rằng hoàn cảnh của bạn phù hợp với việc luyện tập.
- Không gian âm nhạc của bạn có riêng tư không, những người khác có luôn đi lại xung quanh đó? Sẽ là tuyệt nhất nếu bạn ở một mình. Nếu những người khác đi lại xung quanh, bạn có thể sắp xếp lại đồ đạc sao cho bạn đang đối diện với một bức tường, và để lại những thứ làm phiền bạn ở phía sau không?
- Bạn có thể sử dụng tai nghe để không bị làm phiền không? (Việc này cũng mang lại lợi ích trong việc bạn không làm phiền những người khác). Tất cả các thiết bị bàn phím nhạc điện tử đều cung cấp cho bạn ổ cắm tai nghe. Thời gian luyện tập là lúc hoàn hảo nhất để sử dụng chúng.
- Bạn có ngồi trước màn hình máy tính không? Nếu có, hãy tắt email, trình duyệt hay bất kì loại hệ thống thông báo nào có thể khiến bạn mất tập trung bạn.
- Hãy tắt điện thoại của bạn, hoặc đặt chế độ im lặng. Bạn có thể nhắn tin và gọi điện bình thường sau khi luyện tập xong.
Tôi đã phát hiện ra - và rất nhiều chuyên gia cũng đồng ý - rằng sự tận tụy liên tục trong việc luyện tập hằng ngày tốt hơn rất nhiều lần so với việc nhồi nhét một hay hai lần một tuần. Những ngón tay và bộ não của bạn sẽ tiếp nhận và thành thạo những bài mới tốt hơn khi chơi chúng thành nhiều lần khác nhau. Vì vậy, nếu có thể, hãy cố gắng dành thời gian để luyện tập mỗi ngày. Bạn thậm chí có thể nhận ra rằng luyện ba đến bốn đoạn ngắn trong một ngày sẽ mang lại kết quả tốt hơn cố gắng ngồi chơi hàng giờ liên tiếp.
Mục đích là luôn luôn luyện tập với sự tập trung cao độ và một mục đích rõ ràng, nên sau khi chơi liên tục một bài nhạc trong một khoảng thời gian (Ví dụ chơi một quãng hay một đoạn nhạc riêng trong một bài hát), hãy cố gắng đứng dậy một vài phút và làm cho não bạn thoải mái trước khi tiếp tục đoạn tiếp theo. Bạn sẽ nhận ra rằng một chút thời gian nghỉ có thể giúp bạn trở lại những phím đàn với sự tập trung và những mục tiêu mới.
Xác định mục tiêu của bạn
Dù cho trình độ của bạn có ở đâu, sở thích âm nhạc bạn muốn chơi như thế nào, hay kể cả mục tiêu trong âm nhạc của bạn là gì, những điều dưới đây đều là những bài tập chung mà những người đánh đàn cần phải làm:
- Thực hành theo quãng, theo những bài tập kỹ thuật và các hoạt động chop-building khác
- Học/thực hành những bài nhạc sáng tác để cải thiện chops của bạn (Ví dụ như Bach Inventions, Chopin Études, Bill Evans jazz transcriptions,...)
- Chơi theo phong cách ví dụ như walking bass lines, chord voicings và inversions,...
- Phát triển khả năng độc lập của tay
- Học những tiêu chuẩn và một số mục đích cơ bản khác của giai điệu cũng như phần trình diễn cho một tình huống đặc biệt (ví dụ như một nhóm nhạc mới, một buổi lễ thờ cúng,...)
- Nhớ về phần trình diễn
- Phát triển khả năng di chuyển vị trí khi chơi nhạc ở những loại đàn khác nhau (điều này cũng giúp bạn thật sự hiểu rõ về cấu trúc và giai điệu hài hoà của bài hát
- Học cách độc tấu bằng việc ghi âm
- Phát triển các khái niệm độc tấu thông qua việc thay đổi hợp âm
- Chỉnh lại các kỹ năng nhịp điệu bằng cách chơi với các bản ghi âm hoặc các bản nhạc đệm / rãnh trống
- Cải thiện việc đọc/đọc thị giác
Trong số những việc này, bạn đang làm những việc nào rồi? Hãy nghĩ và viết lên giấy những điều đó. Nếu bạn vừa mới nói rằng “Tất cả" thì bạn cần ưu tiên và quyết định một con số hợp lý công việc để bắt đầu: Bạn luôn thay đổi mục tiêu của mình và thêm vào sau đó những mục tiêu khác để cải thiện những khía cạnh khác của bạn. Hãy nhớ rằng thỉnh thoảng một hợp đồng biểu diễn (hay một thứ gì đó có trong cuộc sống “không âm nhạc" của bạn) chợt đến và bạn cần phải ưu tiên nó trong một đến hai tuần. Và khi mọi thứ trở lại “bình thường", bạn vẫn có thể quay lại việc học nhạc còn đang dang dở của mình.
Thiết lập thói quen luyện tập của bạn
Bây giờ, bạn có thể lấy thời gian luyện tập hàng ngày của mình và chia chúng ra thành những bài tập nhỏ mà bạn cần hoàn thành. Đừng quên rằng tất cả những bài luyện tập tốt đều bắt đầu với một vài động tác đơn giản trước khi bạn chạm vào bàn phím cây đàn. Điều này chỉ mất vài phút, nhưng chúng lại rất có ích.
Sau khi đã bắt đầu bằng một vài động tác đơn giản, tôi thường chơi một số bài nhạc ở mức độ chậm cho tới trung bình để cảm thấy thoải mái. Tôi luôn bắt đầu chơi với những quãng ở nhịp độ trung bình. Một sai lần mà bạn thường hay gặp phải (Tôi biết tôi cũng vậy!) đó là dành quá nhiều thời gian vào bài nhạc ban đầu này. Vậy nên tôi khuyên bạn hãy dành ra không quá 20% thời gian luyện tập của bạn cho nó. Tôi thường chọn chơi một vài nốt nhạc ở mỗi quãng, và rồi chơi nó với những nốt khác vào ngày tiếp theo trước khi quay trở lại với những nốt ở ngày đầu tiên, và cứ như vậy. Đây là cách mà tôi tạo nên sự đa dạng cũng như sự lặp lại.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang học cách chơi một bản nhạc mới. Hoạt động này sẽ thay đổi từ ngày này qua ngày khác. Lần đầu tiên bạn cần tìm ra các mảnh ghép (học từ notes, từ giai điệu, cách đánh,...), và sau đó bạn sẽ phải chia bản nhạc ra thành nhiều phần để chơi. Hiển nhiên, bạn không làm tất cả những việc đó trong một lần. Vậy nên tôi khuyên bạn nên dành khoảng 30% thời gian luyện tập của mình vào việc này. Như vậy, bạn vẫn còn khoảng 50% thời gian luyện tập cho những mục đích khác trong danh sách của mình.
Cuối cùng, dù cho bạn có làm gì vào những phần luyện tập, đừng quên dành ra vài phút chỉ để chơi thoải mái vui vẻ nhé!
_Nguồn_ : https://hub.yamaha.com/effective-practice-time-management/
Thông tin liên hệ:
Yamaha Music Vietnam
Hotline: 1900 299 279 (9h - 17h, Thứ 2 - Thứ 6 hàng tuần)
Facebook: Yamaha Music Vietnam