Cách chơi đàn sáng tạo hơn với máy đếm nhịp - Metronome

Tác giả: Yamaha Music

Bạn đang nghĩ rằng những tiếng đếm nhịp kia thật nhàm chán? Hãy suy nghĩ lại sau khi đọc xong bài viết này nhé!

Metronome

Phát triển xúc cảm về thời gian và nhịp điệu là kỹ năng cần thiết đối với mọi nhạc sĩ. Những người mới bắt đầu chơi nhạc thường được hướng dẫn luyện tập với máy đếm nhịp - Metronome. Việc này có thể là một sự hỗ trợ vô giá, nhưng tôi nghĩ rằng người nhạc sĩ ở tất cả mọi cấp độ đều nên luyện tập cùng máy đếm nhịp. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ một vài cách sử dụng máy đếm nhịp hiệu quả - có lẽ sẽ có một vài cách mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.

Một trong những mục đích phổ biến nhất của máy đếm nhịp là cung cấp nhịp độ dự định cho một đoạn nhạc. Một bản nhạc thường có đánh dấu như sau:

Metronome

Điều này cho biết rằng mỗi nốt đen nên được biểu diễn với tốc độ 100 nhịp một phút (BPM). Nếu bạn không có bản nhạc cho bài hát mà bạn muốn được luyện tập, nhưng bạn vẫn muốn biết nhịp độ dự định của nó, bạn chỉ cần lên Internet và đánh tên bài hát, rồi thêm đằng sau cụm BPM. Có rất nhiều trang web sẽ mang cho bạn câu trả lời thích hợp. Bạn cũng cần nhớ rằng những bản nhạc bạn tìm chỉ cho bạn biết về tốc độ của bản nhạc mà bạn thật sự nên chơi cuối cùng, vì bạn không nên đánh ngay lần đầu với nhịp độ ấy. Đầu tiên, bạn cần học các nốt nhạc, luyện tập tay và nhịp điệu - tất cả những việc này nên được thực hiện rất chậm. Bạn cần chắc chắn mọi thứ mình đánh được chuẩn xác ở một nhịp độ thật chậm trước khi tăng dần tốc độ lên.

Những học sinh mới học nhạc thường được hướng dẫn cách đặt máy đếm nhịp ở chế độ nhịp độ medium và chơi từng bản nhạc đơn giản với tất cả các nốt đen. Dù đây có vẻ là một cách tốt để bắt đầu, nhưng nó thật sự khiến cho người chơi máy đếm nhịp làm quá nhiều việc, cộng thêm việc những lần đập không ngừng ấy có vẻ thật khó chịu. Vậy nên, chúng ta hãy cùng nhìn vào những phương pháp sáng tạo hơn.

(Lưu ý: Việc học cách chơi một quãng hoặc một làn điệu với nhịp độ rất chậm - khoảng 20 BPM - có thể là một bài tập tuyệt vời. Và kể cả những người chơi chuyên nghiệp chơi rất thành thạo cũng có thể gặp khó khăn trong việc chơi những nhịp độ rất chậm.

Trong một bài viết trước ở series này, chúng ta đã nói về việc luyện tập quãng/mode với máy đếm nhịp, và về việc thay đổi quãng tám và nhịp điệu khi có hai quãng tám của tám nốt nhạc, ba quãng tám của ba nốt nhạc, và bốn quãng tám của mười sáu nốt nhạc. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng bắt đầu chơi một trong những bài tập có trong bài viết trước dưới đây:

Metronome

Những nốt đan chéo đen nhỏ phía trên khuông nhạc đại diện cho tiếng “gõ” của máy đếm nhịp, dựa trên việc chơi các nốt đen. Sau khi luyện tập đoạn nhạc này một vài lần với máy đếm nhịp của bạn với chế độ 100 BPM, hãy giảm nhịp độ xuống 50 BPM và nghĩ về những lần đập cho nửa nốt trắng thay vì cả nốt đen:

Metronome

Việc này có thể sẽ giúp bạn chơi được bài nhạc này với tốc độ ổn định, nhưng bây giờ, bạn cần chia các tiếng gõ thành nhiều phần nhỏ để khiến bạn không phụ thuộc vào tiếng gõ quá nhiều nữa. Bạn có thể làm việc này cho bất cứ bản nhạc nào mà bạn học; chỉ cần cắt BPM thành một nửa, và nghĩ đến việc mỗi nốt nhạc sẽ thành hai nốt trong bài nhạc của bạn.

Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu về ý tưởng này sâu hơn. Đây là một đoạn hợp âm bluesy đơn giản kết hợp với một đoạn bass:

Metronome

Sau khi bạn đã học xong đoạn nhạc và cảm thấy thoải mái khi chơi nó với máy đếm nhịp, hãy thử giảm nhịp độ từ 100 BPM xuống 50 BPM và để cho những tiếng gõ rơi vào vị trí thứ 1 và thứ 3 trong nhịp đếm của bạn, giống như bản nhạc dưới đây:

Metronome

Nhịp độ sẽ không hề thay đổi, nhưng bây giờ, bạn cần phải dựa vào nhịp đếm của bản thân nhiều hơn, thay vì để cho máy đếm nhịp làm mọi việc cho bạn.

Tiếp theo, hãy thử đổi ngược lại, những tiếng gõ sẽ rơi vào nhịp đếm thứ 2 và thứ 4 của bạn, giống như sau:

Metronome

Việc này đòi hỏi bạn phải nỗ lực rất nhiều. Điều mà tôi làm đó là nghe theo những tiếng “gõ" và bắt đầu nói “hai" vào tiếng click đầu tiên, vào “bốn" vào tiếng tiếp theo. Khi tôi quen với việc này, tôi bắt đầu thêm vào những số còn lại.. Cứ thế tôi đếm: hai…bốn...hai...bốn hai ba bốn một hai ba bốn một hai ba bốn và cứ như vậy cho đến hết.

Đây là cách tốt nhất để sử dụng máy đếm nhịp khi chơi nhạc jazz, ví dụ, khi nó hợp với tiếng trống nhạc jazz kết hợp với hi-hat, chắc chắn sẽ giúp cho bản nhạc trở nên tỏa sáng. Bạn có thể tập luyện chơi nhạc cách này, hoặc chơi qua sự tiến triển của hợp âm, hoặc thậm chí chơi solo. Tuy nhiên, cũng cần phải cẩn thận: Sẽ rất dễ khiến cho đoạn beat bị rối lên và những tiếng gõ trở thành một và ba… Khi đó, cảnh sát nhạc jazz sẽ tới và cho bạn vào tù đó!

Khi bạn đã quen với việc chơi “two beats to the bar”, bạn có thể tiếp tục với các bài nhạc khó hơn, giống như bài dưới đây:

Metronome

Bạn cần cắt một nửa nhịp độ của máy đếm nhịp của mình một lần nữa, và bây giờ mỗi tiếng gõ đại diện cho một âm trong số bốn âm trong một khuông nhạc. Cá nhân tôi thích cách đếm nhịp thứ 3, nhưng bất cứ beat nào cũng như nhau. Nếu bạn đã quen với việc nói “ba" với mỗi tiếng gõ, thì hãy tiếp tục thay những số đếm khác bạn có thể. Hãy nhớ rằng, đây là bản nhịp độ rất quen thuộc với bạn vì bạn đã chơi nó với rất nhiều số rồi. Chúng ta chỉ chơi nó để đếm số tiếng gõ mà bạn có thể nghe thấy ở mỗi khuông nhạc.

Tất cả những ý tưởng này có thể được thực hiện với bất kì loại máy đếm nhịp đơn giản nào, nhưng tối tôi đã tìm thấy một bài tập khác tốt hơn khi tự tìm kiếm những ý tưởng mới cho chính mình. Công cuộc tìm kiếm đưa tôi đến video này, và trang blog này của nghệ sĩ guitar Sean Driscoll. Ý tưởng mà tôi muốn nói ở đây là bỏ đi tất cả mọi thanh câm trong và giữa các nhịp đếm của máy đếm nhịp, và vì thế, bạn sẽ có khoảng thời gian solo một mình mà không cần sự trợ giúp của máy đếm nhịp. Để làm được như vậy, bạn sẽ cần một ứng dụng chơi máy đếm nhịp có thể được lập trình cho máy điện thoại riêng của bạn ví dụ như Time Guru Metronome, hoặc bạn sẽ phải tạo ra tiếng gõ đệm mẫu với nhịp độ, độ nghỉ phù hợp trong DAW hoặc bộ trống điện của bạn. Ý tưởng của Sean, cái mà ông ấy gọi là “one, one and done” bao gồm 1 tiếng gõ vào nhịp 1 khuông thứ 1, và sau đó là 2 nhịp im lặng, như:

Metronome

Loại bỏ tất cả những beats trống sẽ cho bạn cơ hội để kéo dài thời gian hơn, và đây là một hướng dẫn để xem điều gì sẽ xảy ra khi những pattern lặp lại và tiếng gõ đầu tiên lặp lại. Thời gian của bạn có trôi đi không?

Một sự thay đổi thú vị là khi thử việc này với những tiếng gõ của máy đếm nhịp ở nhịp hai và bốn, và rồi để cho máy đếm nhịp không chơi hai khuông nhạc. Điều này này giống hệt như những gì chúng ta từng làm trước đây (mặc dù không có những khoảng nhạc trống):

Metronome

Sử dụng máy đếm nhịp với những cách sáng tạo giống như vậy sẽ giúp bạn nâng cao xúc cảm thời gian và groove… mà không khiến bạn cảm thấy nhàm chán đến phát khóc. Hãy chơi vui vẻ nhé!

_Nguồn_ : https://hub.yamaha.com/the-well-rounded-keyboardist-creative-ways-to-practice-with-a-metronome/

Thông tin liên hệ:

Yamaha Music Vietnam

Hotline: 1900 299 279 (9h - 17h, Thứ 2 - Thứ 6 hàng tuần)

Facebook: Yamaha Music Vietnam

MỪNG ĐẠI LỄ 30/4 - 1/5 VỚI CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI LÊN ĐẾN 30,000,000 VND CÙNG YAMAHA MUSIC

Cùng Yamaha Music đón tuần lễ rực rỡ, với chương trình ưu đãi cực kỳ hấp dẫn dành cho các cửa hàng đặc biệt. Đến ngay cửa hàng gần bạn nhất để trải nghiệm nhạc cụ trong không gian chuyên nghiệp, và tận hưởng chương trình ưu đãi, kèm theo nhiều quà tặng phụ kiện chính hãng!

[RECAP SỰ KIỆN] ĐỊA ĐIỂM TRẢI NGHIỆM PIANO CHUẨN NHẬT BẢN TẠI CỬA HÀNG NHẠC CỤ YAMAHA AEON MALL TÂN PHÚ ĐÃ CHÍNH THỨC KHAI TRƯƠNG VỚI NHIỀU KHUYẾN MÃI HẤP DẪN

Ngày 21/4 vừa qua, Cửa hàng nhạc cụ Yamaha – AEON Mall Tân Phú đã chính thức khai trương Phòng trưng bày Piano với sự hiện diện của quý vị khách quý cùng các hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp.

YAMAHA PIANO CORNER GRAND OPENING: ĐỊA ĐIỂM TRẢI NGHIỆM PIANO CHUẨN NHẬT BẢN TẠI CỬA HÀNG NHẠC CỤ YAMAHA AEON MALL TÂN PHÚ

Với mong muốn mang đến một địa điểm trải nghiệm Piano mới với chất lượng cao và chuẩn Nhật Bản, Cửa hàng nhạc cụ Yamaha – AEON MALL Tân Phú sẽ chính thức Khai trương phòng trưng bày Grand piano vào ngày Chủ nhật, 21/04/2024.