Lịch sử của AV receiver (đầu thu kỹ thuật số) Yamaha
Tác giả: Yamaha Music
Từ khởi đầu sơ khai cho đến kỷ-nguyên-nghệ-thuật.
AV receiver (AVR-đầu thu kỹ thuật số) là thiết bị chính cho mọi trải nghiệm giải trí tại gia. Không giống như những thiết bị “anh em” khác, đầu thu 2 kênh stereo - được kiểm chứng với những nâng cấp ổn định trong nhiều năm qua. Từ đó, AVR đã có bước đột phá cách mạng về công nghệ và khả năng sử dụng trong vòng 30 năm hình thành ngắn ngủi.
Hãy cùng xem quá trình phát triển của loại thiết bị giải trí tại gia quan trọng này nhé!
Từ những ngày đầu tiên
Vào giữa những năm 1980, các dịch vụ phát thanh truyền hình bắt đầu đề ra các tiêu chuẩn để nâng cao chương trình của mình cùng với âm thanh stereo. Nếu là một người thích nghi nhanh với sự đổi mới - early adopter, bạn có thể sở hữu cho mình một chiếc TV CRT (cathode-ray tube) mới với khả năng giải mã âm thanh stereo, được trải nghiệm tốt hơn khi được kết nối với hệ thống âm thanh tại gia để tăng cường âm lượng. Vào thời điểm đó, những cảnh mở đầu của Miami Vice (*một bộ phim truyền hình nổi tiếng ở Mỹ thập niên 90) là một trải nghiệm thực sự vượt trội. Đĩa laser và VCR Hi-Fi đều có sẵn cho những người yêu thích thể loại audio-video, vậy nên những chương trình phát sóng TV trước đây giống như một chất xúc tác cho sự phát triển cho các thiết bị giải trí tại gia trong cộng đồng.
Sự xuất hiện của âm thanh vòm
Vì Dolby® Surround tương thích với các chương trình âm thanh stereo nên sẽ không mất nhiều thời gian để phần cứng của âm thanh vòm bắt đầu xuất hiện tại các cửa hàng bán thiết bị Hi-Fi (và cuối cùng là các phòng khách tại gia) trên khắp nước Mỹ. Các bộ giải mã âm thanh stereo xuất hiện lần đầu tiên là vào cuối những năm 1980 và 1990 chủ yếu là bộ khuếch đại tích hợp, mặc dù không có khả năng mở rộng như AV receiver (đầu thu kỹ thuật số) ngày nay.
Phía sau bảng điều khiển Yamaha RX-V850.
Năm 1991, Yamaha bắt đầu bán ra các đầu thu kỹ thuật số RX-V850 và RX-V1050. Hai mẫu sản phẩm này được sản xuất dựa trên bộ vi mạch giải mã âm thanh vòm kỹ thuật số (YSS203) do Yamaha phát triển. Các bộ giải mã Dolby Pro Logic® khác ở thời điểm này cũng đang sử dụng mạch analog với sự phân tách thông thường và “steering” (định tuyến tín hiệu theo thời gian thực) giữa các kênh bên trái, trung tâm, bên phải và vòm âm thanh. YSS203 cung cấp hệ thống steering điều khiển kỹ thuật số nhằm cải thiện độ chân thực của âm thanh vòm.
Trước đó, hai loa phía sau đều là loa đơn âm và không có rãnh loa siêu trầm. Vì vậy theo thuật ngữ ngày nay, các hệ thống này đều là 4.0. (Stereo rear channels và .1 hoặc LFE [hiệu ứng tần số thấp] dedicated track xuất hiện muộn hơn nhiều với Dolby Digital®.) Ngoài ra, thông số kỹ thuật băng thông Dolby Pro Logic cho kênh phía sau chỉ từ 100Hz đến 12kHz, nên các loại receiver công nghệ mới thường chỉ cần 20 hoặc 30 watt công suất cho loa sau.
Chế độ âm thanh vòm Dolby Pro Logic Enhanced (lần đầu tiên được giới thiệu trong Yamaha RX-V850) cung cấp khả năng xử lý DSP để bố trí âm thanh định hướng, cho phòng khách của bạn sống động như một rạp chiếu phim. Đây là tiền thân ban đầu của CINEMA DSP™ và Surround:AI™ ngày nay - 2 công nghệ đột phá của Yamaha.
CINEMA DSP
Năm 1993, RX-V870 trở thành receiver Yamaha đầu tiên sử dụng CINEMA DSP, bổ sung quy trình trường âm mới được chỉnh cho chế độ Dolby Pro Logic Enhanced. Chế độ 70mm của RX-V870 đã tạo ra âm thanh vòm rộng hơn nhiều cho không gian nhà ở, nhằm tạo ra được trải nghiệm của một rạp chiếu phim cao cấp.
Vào thời điểm đó, các rạp chiếu phim điển hình đều sử dụng phim 35mm để chiếu video lên màn hình, còn máy chiếu và kho phim với loại 70mm lớn hơn mang lại trải nghiệm xem tốt hơn, nhưng chỉ được sử dụng trong rạp chiếu phim cao cấp. Các rạp chiếu phim cao cấp này cũng có xu hướng nâng cấp hệ thống âm thanh, một phần là do kho phim 70mm sử dụng rãnh từ tính ở mặt bên của phim, tạo ra âm thanh tốt hơn nhiều so với hai rãnh quang học được sử dụng bởi phim 35mm.
Được sử dụng kết hợp với Dolby Pro Logic, chế độ CINEMA DSP 70mm cung cấp âm thanh vòm cao cấp như trong các rạp hát cho không gian tại nhà của người tiêu dùng. RX-V870 cũng bao gồm một hệ thống chuyển đổi video được cải thiện đáng kể với việc bổ sung năm đầu vào S-Video tổng hợp tiêu chuẩn, vốn chỉ hỗ trợ độ phân giải 480i.
Công nghệ số hóa của Dolby
Công nghệ số hoá Dolby Digital là một bước đột phá về công nghệ cho phép các kỹ sư làm phim truyền âm thanh tự do và trực tiếp đến khắp phòng thay vì chỉ từ không gian bị giới hạn từ trước ra sau ở màn hình TV. Tiếp theo đó, RX-V992 được giới thiệu vào năm 1997, là thiết bị đầu tiên của Yamaha có tích hợp giải mã Dolby Digital. Nó cung cấp âm thanh stereo với chuẩn 5.1 các kênh được lập trình riêng biệt, cũng như đáp ứng tần số 20 Hz-20 kHz toàn dải cho mỗi kênh và công suất 80 watt đầy đủ cho cả năm kênh chính, bao gồm cả loa sau.
YPAO™
Hiệu chuẩn AV receiver (đầu thu kỹ thuật số) từng là một quy trình thủ công, bạn sẽ phải sử dụng điều khiển từ xa để chuyển kênh trên màn hình sang kênh khác, điều chỉnh âm lượng và độ nhiễu của từng loa. Thật ra đây chỉ đơn giản từ người dùng là phỏng đoán về một lựa chọn được xem là tốt nhất.
Đến những năm 1990, số lượng các kênh khác nhau được cung cấp bởi AV receiver đã tăng từ 4.0 lên 7.1 và việc hiệu chuẩn phòng tự động cũng trở nên quan trọng hơn. Thời gian để cân bằng nhiều loại loa trong cùng một căn phòng nhỏ sẽ phải đòi hỏi một số xử lý tín hiệu nghiêm túc. Từ đó, thiết bị này được gia nhập vào phòng tối ưu hóa âm thanh của Yamaha (Yamaha Parametric room Acoustic Optimizer, viết tắt là YPAO), giới thiệu lần đầu vào năm 2003 và là thiết bị chủ chốt của tất cả các AV receiver Yamaha ở thời điểm hiện tại. Với bước đột phá công nghệ này, chắc chắn rằng ta đang sở hữu những sản phẩm tiên tiến nhất từ hệ thống của mình. Bạn chỉ cần cắm micro và hãy để YPAO tự thực hiện những phần còn lại theo cách tốt nhất!
HDMI®
Lần đầu được sản xuất vào đầu những năm 2000, HDMI (High-Definition Multimedia Interface) được dự định là thiết bị kỹ thuật số thay thế cho các chuẩn video tương tự, nhưng dần nó đã trở thành nhiều hơn thế nữa. Ví dụ, chuyển đổi video HD kỹ thuật số với sự ra đời của phiên bản HDMI 1.1. Vì hầu hết các nguồn video vào thời điểm đó vẫn là analog (composite, S-Video và component video), nên tính năng chuyển đổi video lên HDMI đã được thêm vào. AV receiver Yamaha RX-V2600 (ra mắt năm 2005) có thể chuyển đổi tín hiệu tương tự từ 480i lên đến 1080i hoặc 720p. Mặc dù không đạt tiêu chuẩn như video ngày nay, nhưng nó là tiền thân tốt cho các sản phẩm lấy mẫu nâng cao có sẵn trong các AV receiver hiện tại.
The Shift to Separate Components - Sự thay đổi để tách các Components
Bảng điều khiển phía sau Yamaha RX-Z11.
RX-Z11 được giới thiệu vào năm 2007, là sản phẩm cuối cùng trong số các AV receiver Yamaha dòng Z nổi tiếng. Với trọng lượng hơn 74 lbs, mọi thứ về bộ thu này đều LỚN! Đây cũng là một trong những receiver Yamaha cuối cùng được chứng nhận THX®.
Sự thay đổi thị trường sau năm 2008 đã kéo bề mặt under über ra khỏi các AV receiver (đầu thu kỹ thuật số) cao cấp, với sự chuyển hướng sang các thành phần riêng biệt như bộ tiền khuếch đại Yamaha CX-5000 và bộ khuếch đại MX-5000 được giới thiệu vào năm 2013. Các AV receiver vào thời điểm đó được tập trung phát triển từng ngày. Nhu cầu trải nghiệm của những người đam mê rạp hát tại gia trở nên đa dạng hơn: nhiều kênh hơn, trình chiếu đa phòng, chuyển đổi và xử lý video và tất nhiên phải có khả năng âm thanh vòm hiện đại.
AVENTAGE
Đến năm 2010, sàn đấu được thiết lập cho một kỷ nguyên mới của AVR. Những cải tiến với các receiver, dù có hiệu lực đến thời điểm này, những thách thức về kỹ thuật đã bắt đầu được tạo nên. Sau tất cả, bạn chỉ có thể thêm nhiều phần bổ sung vào một ngôi nhà trước khi đến thời điểm mua một mảnh đất mới và bắt đầu lại từ đầu. Yamaha đã dành hai năm để phát triển một dòng receiver bằng cách suy tính và cải tiến lại về mọi thứ. Từ thiết kế khung gầm cho đến bố trí mạch, kỹ thuật nối đất và lựa chọn linh kiện điện tử, toàn bộ quá trình thiết kế và kỹ thuật đã được thiết lập lại. Nhờ đó, dòng receiver AVENTAGE đã được ra đời, mang đến hứa hẹn về một khởi đầu mới cho AVR với tiềm năng vô hạn.
Dolby Atmos®, DTS:X™ và MusicCast
Năm 2015, những đột phá hơn về công nghệ âm thanh vòm thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn. Âm thanh vòm 3D Dolby Atmos - công nghệ tương tự được sử dụng trong rạp chiếu phim - đã sẵn sàng đến ngôi nhà của bạn, giống như DTS:X. Những công nghệ định vị âm thanh theo vật thể như vậy khi kết hợp với loa âm trần sẽ mang đến không gian âm thanh hoàn hảo và chuẩn xác cho rạp hát tại gia của bạn.
Ngoài ra, công nghệ đa phòng Yamaha MusicCast sẽ mang thế giới âm nhạc trực tuyến và âm thanh toàn gia đình đã xuất hiện trên các AV Reicever. Đây là một sự đột phá cho trải nghiệm nghe của bạn, công nghệ này cho phép bạn chọn nhạc và chia sẻ nội dung với các thiết bị MusicCast khác trong nhà, những tiện ích này chỉ cần điều khiển trên một ứng dụng miễn phí đơn giản; tất cả nội dung âm thanh mà bạn muốn sẽ được phát trong bất kỳ phòng nào trong nhà… ngay cả ngoài sân hoặc trong sân sau của bạn! Các bản cập nhật hệ thống (firmware) mới nhất đã cho phép các sản phẩm MusicCast điều khiển bằng giọng nói thông qua Alexa và Google Assistant™.
AV Receiver (đầu thu kỹ thuật số) mới nhất của Yamaha không chỉ có thể giải mã được âm thanh vòm 9.1 theo chuẩn Dolby Atmos và DTS:X, mà còn có thể nâng cao trải nghiệm rạp hát tại gia của bạn với Surround:AI. Công nghệ độc quyền của Yamaha này sử dụng trí thông minh nhân tạo tích hợp để phân tích tất cả các kênh được giải mã năm lần mỗi giây và áp dụng quy trình xử lý CINEMA DSP tối ưu cho mọi kênh. Với Surround:AI, bạn không chỉ giới hạn trong khu vực nghe nhạc nhỏ của rạp hát tại nhà. Dường như ranh giới giữa loa và phòng của bạn biến mất, đưa bạn từ người nghe thành người trải nghiệm trong thế giới mà âm thanh vòm đó tạo ra.
Mọi thứ đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi bộ thu AV Receiver đầu tiên được giới thiệu cách đây 30 năm. Các công nghệ mới về âm thanh vòm, định dạng video, hệ thống hiệu chuẩn phòng, dịch vụ phát trực tuyến và khả năng đa phòng đã tạo ra bước nhảy vọt về khả năng và hiệu suất khiến bộ thu âm thanh-video ngày nay trở thành tâm điểm của giải trí gia đình. Và khi các công nghệ mới xuất hiện, hãy yên tâm rằng AV Receiver sẽ tiếp tục mang lại cho bạn trải nghiệm âm thanh và video tại nhà thú vị nhất hiện có.
Về tác giả
_Nguồn_ : https://hub.yamaha.com/the-history-of-yamaha-av-receivers/
Liên hệ mua hàng tại Hệ thống đại lý Yamaha
Thông tin liên hệ:
Yamaha Music Vietnam
Hotline: 1900 299 279 (9h - 18h, Thứ 2 - Thứ 6 hàng tuần)
Facebook: Yamaha Home Audio (VN)