Cách sử dụng đàn organ cho bé và người mới học
Tác giả: Yamaha Music
Với những người mới bắt đầu học đàn organ hay người tự học đàn tại nhà thì việc không biết sử dụng đàn như thế nào cũng là điều dễ hiểu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn những nguyên tắc chung nhất, cơ bản và thông dụng nhất về cách sử dụng đàn organ cho bé và người mới học.
► 4 Lỗi thường gặp khi mua đàn organ cho bé học nhạc
1. Điều chỉnh và tùy chọn điệu đệm (Styles)
Muốn thực hiện thao tác này, người chơi chỉ cần nhấn vào nút Styles, sau đó sử dụng bằng số hoặc vòng quay dữ liệu để chọn 1 điệu đệm thích hợp. Chức năng này giúp người đang trong quá trình chơi đàn có thể chuyển đổi các thông số trên một cách thuận tiện nhanh gọn bằng việc bấm vào bộ nhớ 1 nút mà không cần phải bấm điều chỉnh nhiều nút khác nhau.
Tùy thuộc vào các dòng không giống nhau, các chức năng quan trọng trên organ có thể là xoay hoặc phím bấm. Bên cạnh đó, bạn có thể điều chỉnh tốc độ của phần nhạc đệm bằng cách nhấn nút nhịp độ (Tempo/Tap), rồi dùng các phím mũi tên lên và xuống hay con xoay (như ở Yamaha PSR-E463) hoặc bảng số để lựa tốc độ thích hợp với phiên bản nhạc.
2. Chọn và tùy chỉnh âm sắc / tiếng (Voices)
Tùy vào dòng đàn và thương hiệu mà bạn có thể linh hoạt trong cách sử dụng tính năng này. Ví dụ như ở đàn organ Yamaha PSR-E463, bạn có thể bấm nút VOICE bên cạnh nút STYLE ở phần dưới phía bên phải màn hình để chọn Tiếng. Hơn nữa, bạn có thể xem được danh sách loại Tiếng đặc trưng mà Yamaha cung cấp ngay bên dưới phần loa phải của organ PSR-E463. Điều này giúp thuận tiện hơn cho việc chọn lựa phù hợp âm sắc bạn muốn thể hiện cho bài nhạc của mình.
Bên cạnh đó, tính năng chỉnh hiệu ứng âm sắc này có các phím bổ trợ như:
- Split Voice: đây là chế độ phân tiếng, khi bật chế độ này, bàn phím của đàn organ Yamaha sẽ được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 loại tiếng nhạc cụ khác nhau.
- Dual Voice: hay còn biết đến là tính năng hòa tiếng, pha trộn các loại nhạc cụ khác nhau, tùy từng tính chất từng bản nhạc, từng đoạn mà bạn lựa chọn âm thanh phù hợp người nghe.
- Harmony / Arpeggio: đây là chế độ tạo hòa âm, có thể làm tiếng đàn “dày” hơn với việc đàn sẽ tạo thêm một số nốt ở các quãng khác hoặc chơi tremolo,...
- DSP: hay còn biết đến là công nghệ xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processing). Công nghệ được sử dụng rộng rãi để thiết lập các vị trí lọc khác nhau và nhằm tránh can nhiễu âm thanh.
3. Chế độ đệm hợp âm cho tay trái
Chế độ đệm nhạc tự động (Accompaniment) dùng cho tay trái, ta khởi động chế độ đệm tự động bằng cách bấm nút ACMP: ON/OFF. Khi bật nút [ACMP], tên của hợp âm sẽ hiển thị. Tương tự khi bạn chọn bài với bài hát chứa dữ liệu hợp âm, tên hợp âm cũng sẽ được hiển thị trên màn hình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi kiểu bấm hợp âm và tự tạo ra phần đệm của Style mà không phải bấm đủ các nốt trong hợp âm. Các lựa chọn mà bạn có thể sử dụng bao gồm:
- SINGLE FINGER – Bấm hợp âm kiểu đơn giản: Phương thức này giúp người chơi dễ dàng bấm hợp âm với một, hai hay ba ngón tay.
- FINGERED: Lựa chọn này cho phép bấm hợp âm bằng cách nhấn các nốt cấu tạo thành hợp âm đó trong phần đệm tay trái của đàn (khi tính năng [ACMP] được bật và tiếng đệm tay trái [LEFT] được bật)
- AI FULL KEYBOARD: Chế độ cho phép bạn sử dụng cả hai tay ở bất kỳ phần nào tương tự như kiểu đánh piano mà vẫn tạo ra các phần đệm phù hợp. Bạn không cần phải nghĩ về sử dụng kiểu hợp âm nào (Tùy theo giai điệu của bài hát, tính năng này không phải lúc nào cũng tạo ra hợp âm phù hợp).
4. Một số tính năng nâng cao vô cùng hữu ích
Với một số hãng đàn organ, ngoài những tính năng cơ bản nêu trên thì nhà sản xuất còn phát triển thêm nhiều tính năng thú vị khác mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng khi học tập và trình diễn. Điển hình như với đàn organ điện tử của Yamaha, các cây đàn đều được tích hợp những tính năng vượt trội như:
- Chức năng Registration Memory cho phép bạn lưu các cài đặt bảng 4 x 8 sử dụng ngay tức thì khi đang biểu diễn.
- Giao diện trực quan “Live Control Knob” hỗ trợ điều khiển dễ dàng
- Bánh lăn Pitch Bend điều chỉnh cao độ của âm thanh tạo hiệu ứng âm sắc chân thật của Guitar, Saxophone và Trumpet
- Cổng kết nối USB TO DEVICE thuận tiện hơn
- Tính năng truyền tải âm thanh qua thiết bị đầu cuối USB TO HOST . Bạn có thể ghi lại phần trình diễn trên máy tính hoặc thiết bị thông minh của mình.
- Kết nối trình phát âm thanh ngoài với giắc AUX IN và bạn có thể thưởng thức với các giai điệu yêu thích của mình.
- Chức năng tích hợp Melody Suppressor nâng cao sẽ giúp làm giảm âm thanh của giai điệu và giọng hát mẫu, cho phép người dùng có thể chơi hoặc hát cùng những âm điệu yêu thích của mình.
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về cách sử dụng đàn organ khi mua đàn organ cho bé hay mua đàn organ cho người mới tập. Hy vọng bạn có thể tự học và thực hành thuần thục với những gợi ý trên. Chúc bạn thành công!
Với mong muốn đồng hành lâu dài cùng bạn trên con đường khám phá âm nhạc khi bạn chọn mua đàn organ Yamaha tự học tại nhà, từ đàn organ điện tử phổ thông đến đàn organ điện tử chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phong phú nhất, hài lòng nhất. Hãy đến trực tiếp cửa hàng đại lý Yamaha để tham khảo và trải nghiệm thử các mẫu đàn organ, bạn cũng có thể tra cứu trước thông tin tại đây.
Thông tin liên hệ:
Trường Âm nhạc Yamaha (Yamaha Music School Vietnam)
Địa chỉ: Tầng 2, Lô S62AB, Aeon Mall Tân Phú - 30 Bờ Bao Thắng, Sơn Kỳ, Tân Phú, TP. HCM
Hotline: 1900 299 279
Facebook: Yamaha Music School Vietnam
Yamaha Music Vietnam
Hotline: 1900 299 279 (9h - 17h, Thứ 2 - Thứ 6 hàng tuần)
Facebook: Yamaha Music Vietnam