Yamaha đã phê duyệt theo Sáng kiến Mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học cho mục tiêu giảm thiểu khí thải nhà kính, thể hiện sự ủng hộ đối với các khuyến nghị của TCFD
Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Yamaha Group (so với năm tài chính 2017)
Khu vực 1+2 *3: Giảm 32% cho đến năm tài chính 2030 (Giảm 83% cho đến năm tài chính 2050)
Khu vực 3 *4: Giảm 30% cho đến năm tài chính 2030
Một trong các chiến lược chính của kế hoạch quản lý trung hạn "Make Waves 1.0" của Yamaha Group, đã công bố vào tháng 4 năm 2019, là "đóng góp cho xã hội thông qua hoạt động kinh doanh của". Bằng việc nỗ lực tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng gỗ một cách bền vững, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và giảm khí thải nhà kính (GHG), Yamaha đặt mục tiêu tồn tại cùng môi trường tự nhiên và góp phần đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững ( SDGs) do UN đặt ra. Mục tiêu SBT trung hạn và dài hạn của Yamaha là giảm khí thải nhà kính, và các hoạt động liên quan của công ty là một phần trong nỗ lực để đạt mục tiêu này. Để giảm thiếu khí thải nhà kính, Yamaha đang làm việc tích cực hơn bằng việc chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo, lắp đặt thiết bị tiết kiệm năng lượng cao, phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và phân phối hợp lý. Hơn nữa, dựa trên các Khuyến nghị của TCFD, Yamaha đang nỗ lực phân tích các rủi ro và cơ hội cho doanh nghiệp của mình bởi tác động biến đổi khí hậu, và phản ánh những phân tích này trong chiến lược quản lý của công ty, đồng thời tiết lộ thông tin về bất kỳ tác động tài chính nào có liên quan.
Lưu ý:
*1: SBT (Science Based Targets): Thiết lập mục tiêu dựa trên nghiên cứu khoa học. Sáng kiến SBT thúc đẩy việc thiết lập các mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học để giảm thiểu khí thải nhà kính, nhằm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, đồng thời đánh giá và phê duyệt các mục tiêu đó. Sáng kiến SBT được thành lập năm 2015 bởi bốn tổ chức: CDP (một tổ chức phi chính phủ quốc tế tập trung vào việc nghiên cứu thông tin môi trường), Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc, Viện Tài nguyên Thế giới (World Resources Institute - WRI), và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund - WWF).
*2: TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosures): Lực lượng đặc nhiệm cung cấp các thông tin tài chính liên quan đến khí hậu. Được thành lập bởi Ủy ban ổn định tài chính (Financial Stability Board - FSB), với các thành viên bao gồm các giám đốc, chủ tịch ngân hàng trung ương và bộ trưởng bộ tài chính của các nước lớn. TCFD có nhiệm vụ đánh giá và thông báo các thông tin về ảnh hưởng của tài chính lên các rủi ro và cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu, và tổ chức này đã đưa ra bản Khuyến nghị TCFD để công bố thông tin vào tháng 6 năm 2017. Các tổ chức tài chính, tập đoàn và chính phủ trên khắp thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Khuyến nghị này.
*3: Khu vực 1: Phát thải trực tiếp từ các nguồn sở hữu hoặc các nguồn trong kiểm soát Khu vực 2: Phát thải gián tiếp từ việc tạo ra năng lượng tiêu thụ như điện, hơi nước, v.v.
*4: Khu vực 3: Tất cả các chất thải gián tiếp (không có trong khu vực 2) xảy ra trong chuỗi giá trị của công ty báo cáo, bao gồm cả chất thải đầu vào và đầu ra (ví dụ: nguyên liệu thô, mua sắm phụ tùng, vận chuyển, sử dụng sản phẩm, v.v.)
*Tên các sản phẩm và công ty được đề cập ở đây là các nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu đã đăng ký của Yamaha Corporation hoặc các chủ sở hữu tương ứng.
*Tất cả thông tin trong tài liệu này chỉ mang tính cập nhật đến ngày phát hành và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.