Lễ ký kết với Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam về Dự án Giáo dục âm nhạc kết hợp và sử dụng nhạc cụ

Hà Nội-Việt Nam, Tập đoàn Yamaha Nhật Bản và Công ty TNHH Yamaha Music Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) Việt Nam về việc phát triển giáo dục âm nhạc kết hợp sử dụng nhạc cụ một cách rộng rãi hơn vào ngày 13 tháng 10 năm 2017 vừa qua. Biên bản ghi nhớ được ký kết tại Trụ sở chính của Bộ GD & ĐT Việt Nam - Hà Nội với sự có mặt của các đại diện gồm Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) cũng như Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Buổi lễ ký kết cũng bao gồm buổi trình diễn sáo recorder của các học sinh thuộc Trường Tiểu học khu vực Hà Nội để đánh dấu bước hợp tác và hoàn thành Biên bản ghi nhớ này.

Yamaha là Tập đoàn sản xuất nhạc cụ với nhiều sản phẩm, mô hình đa dạng cũng như là nhà Giáo dục đã và đang truyền bá những giá trị của việc học âm nhạc thông qua việc kết hợp nhạc cụ đến với nhiều quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới. Trên cơ sở kinh nghiệm này, Yamaha đã bắt đầu hỗ trợ và giới thiệu nền giáo dục bằng nhạc cụ vào tháng 1 năm 2016, với sự tập trung đến những đổi mới trong “Chương trình giảng dạy và Sách Giáo khoa mới" của Việt Nam được lên kế hoạch vào năm 2019. Cho đến nay, Yamaha đã hỗ trợ các trường và thành lập các câu lạc bộ âm nhạc để thử nghiệm và thưởng thức âm nhạc cùng biểu diễn sáo recorder, kèn pianica, và các nhạc cụ khác với tổng số 25 trường Tiểu học và Trung học cơ sở ở Việt Nam. Bên cạnh đó việc cung cấp nhạc cụ và tài liệu học tập, Yamaha còn phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc ở Việt Nam với sự cộng tác của các bên bao gồm Đại học Quốc gia Yokohama và KYOIKU GEIJUTSU SHA CO., LTD. (một trong những nhà xuất bản sách giáo khoa âm nhạc tại Nhật Bản), Yamaha đang xúc tiến việc đào tạo hướng dẫn và hỗ trợ việc sửa đổi sách giáo khoa. Đây là một dự án chính thức được công nhận bởi EDU-Port Japan, một sáng kiến công lập - tư lập đang được thực hiện bởi MEXT để phổ biến giáo dục kiểu Nhật ở các nước.

Biên bản ghi nhớ được ký kết sẽ tạo điều kiện cho Yamaha thực hiện và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động cho đến nay. Mục đích của Yamaha là giới thiệu giáo dục nhạc cụ vào "Chương trình tổng thể" sửa đổi và tiến hành tạo ra các thí điểm mẫu để đưa những sáng kiến này trở nên hiệu quả hơn cho sự phát triển tiếp theo. Cụ thể, với sự công nhận và chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Biên bản ghi nhớ sẽ là nền tảng giúp Tập đoàn Yamaha Nhật Bản và Công ty TNHH Âm nhạc Yamaha Việt Nam thành lập các câu lạc bộ âm nhạc sử dụng sáo recorder và kèn pianica tại 245 trường Tiểu học ở 10 thành phố trên toàn quốc trong khoảng thời gian khoảng ba năm từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 9 năm 2020. Trong giai đoạn này, Yamaha sẽ hỗ trợ và cung cấp sáo recorder, kèn pianica đến các trường Tiểu học cũng như tổ chức các buổi đào tạo cho giáo viên và tài trợ cho các liên hoan âm nhạc có liên quan.

Tiếp bước cho sự thành công của việc hợp tác và ký kết Biên bản ghi nhớ, Tập đoàn Yamaha Nhật Bản và Công ty TNHH Yamaha Music Việt Nam sẽ thực hiện những sáng kiến mạnh mẽ hơn để giới thiệu và phổ biến, đưa giáo dục nhạc cụ ở Việt Nam lên một tầm cao mới. Thông qua các hoạt động này, chúng tôi cam kết sẽ mang đế môi trường âm nhạc vui vẻ mang giá trị văn hóa tinh thần.

Lễ ký kết Biên Bản Ghi Nhớ

Bên Phải: Ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD & ĐT

Bên trái: Ông Makoto Tani, Tổng giám đốc Công ty TNHH Âm nhạc Yamaha Việt Nam

Học sinh bậc tiểu học trình diễn sáo Recorders. Các bé đã làm quen và chơi sáo Recorder trong các câu lạc bộ âm nhạc tại trường

Ông Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận xét:

“Tập đoàn Yamaha Nhật Bản và Công ty Yamaha Music Việt Nam đã xúc tiến hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc. Tôi tin rằng chương trình hợp tác này sẽ được thực hiện tốt, mang lại lợi ích và hiệu quả hơn cho học sinh tiểu học ở Việt Nam. Tôi mong muốn sự phát triển hơn nữa của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản.”

Nhận xét của Bà Maki Tsuchida, Phó Giám đốc, Văn phòng Kế hoạch Chiến lược Quốc tế, Phòng Quan hệ Quốc tế, Ban Thư ký Bộ trưởng, MEXT:

“Quan hệ Nhật Bản với Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng. Điều này được minh chứng bằng việc ký kết biên bản ghi nhớ giữa Bộ GDDT Việt Nam và MEXT Nhật Bản vào năm 2014. Năm 2016, một cuộc họp có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Hase. Tiếp theo đó là chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng vào tháng 6 năm 2017 và kế hoạch kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản vào năm 2018. Trong chuỗi sự kiện này, năm ngoái MEXT- Bộ Ngoại giao Nhật Bản, và các bên liên quan khác cũng đã bắt đầu triển khai mối quan hệ hợp tác. EDU-Port Japan, là một dự án công lập - tư lập nhằm tạo ra một khuôn khổ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục với cả hai nước trên phương diện bình đẳng. Cũng vào thời điểm này, Việt Nam đang sửa đổi "Chương trình tổng thể" của mình. Nhật Bản mong muốn hỗ trợ tối đa cho những sáng kiến, trong khi Yamaha, hợp tác với Đại học Quốc gia Yokohama, đang cố gắng chuyển giao kiến thức của mình trong nền giáo dục nhạc cu – bộ khí của Nhật Bản. MEXT đã chính thức công nhận dự án. Kết quả của Biên bản ghi nhớ này, Nhật Bản mong muốn đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ sáo recorder và kèn pianica mà Yamaha đã xúc tiến trên quy mô toàn quốc tại Việt Nam”

Nhận xét của Ông Makoto Tani, Tổng giám đốc Công ty TNHH Âm nhạc Yamaha Việt Nam:

“Điều tâm huyết và Mục tiêu kinh doanh của Tập đoàn Âm nhạc Yamaha là "Chia sẻ niềm đam mê và Trình diễn". Chúng tôi cung cấp nhạc cụ chất lượng cho các nhạc sĩ. Nếu không có nhạc sĩ hoặc nhà giáo dục, chúng tôi không thể tồn tại. Tháng 11 năm 2015, tôi đã gặp các giáo viên âm nhạc người Việt Nam chơi sáo recorder đầu tiên và chúng tôi cảm nhận được sự đam mê trong họ. Niềm đam mê đó đã được chia sẻ với nhiều học sinh, cha mẹ, và cộng đồng, và nó đã giúp sức hình thành nên “sự hợp tác” của ngày hôm nay. Với niềm đam mê của mọi người, tôi tin vào sự thành công của chương trình, và sẽ ngày càng có nhiều người thưởng thức âm nhạc, làm phong phú cuộc sống của họ, giống như những học sinh đã chia sẻ niềm vui trong buổi biểu diễn âm nhạc ở đây ngày hôm nay.”