Mixer là thiết bị sắp xếp nhiều tín hiệu âm thanh đầu vào sao cho cân bằng phù hợp và chúng điều chỉnh chất lượng âm thanh để người nghe dễ nghe. Hiện nay có rất nhiều loại Mixer với kiểu dáng và tính năng đa dạng.

Các loại Mixer

Mixer thường được phân thành ba loại, dựa trên cấu tạo bên trong của chúng.

1. Mixer analog

Mixer analog điều chỉnh âm lượng và giai điệu của những tín hiệu âm thanh đầu vào. Hầu hết các nút điều khiển và fader được bố trí phía trên mặt bàn điều khiển, giúp dễ kiểm soát được luồng tín hiệu và kiểm tra tình trạng âm thanh trong quá trình sử dụng. Việc vận hành mixer analog thường rất trực quan.

(2) Mixer kỹ thuật số (digital)

Mixer kỹ thuật số xử lý các tín hiệu âm thanh đầu vào, tinh chỉnh độ lớn và tone của âm thanh bằng công nghệ xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Ưu điểm của mixer digital là có thể xử lý nhiều loại tín hiệu mà mixer analog không thể xử lý được. Mixer kỹ thuật số có thể ghi nhớ vị trí của các nút fader và nút bấm để có thể dùng lại các thiết lập đã làm ngay lập tức. Cùng một nút fader và nút vặn bất kỳ có thể thể hiện nhiều chức năng khác nhau, vì vậy bản thân thiết bị vẫn nhỏ gọn, ngay cả khi số lượng kênh input tăng lên. Nói chung, một mixer kỹ thuật số sẽ yêu cầu nhiều kinh nghiệm hơn để thiết lập và sử dụng sao cho hiệu quả, nhưng sẽ cung cấp nhiều chức năng hơn một mixer analog.

(3) Mixer kèm công suất.

Mixer kèm công suất là mixer analog được tích hợp thêm amplifier. Vì lý do này, người dùng chỉ cần kết nối mixer trực tiếp với loa, sẽ có thể phát được âm thanh. Mixer kèm công suất sẽ giúp ích trong trường hợp người dùng không có các thiết bị khác nhau để kết nối, chỉ cần gắn dây nguồn và khởi động mixer kèm công suất, việc vận hành sẽ được đơn giản hóa và trở nên thuận tiện.

Tham khảo: Hệ thống âm thanh công cộng (PA) tất cả trong một

Hệ thống PA tất cả trong một bao gồm một mixer kèm công suất, loa và dây loa. Thiết bị dễ set up, dễ mang theo do thiết kế thu gọn, phù hợp với các sự kiện hoặc ban nhạc quy mô không quá lớn.

Các kênh input

Số lượng kênh input mic và kênh input line

Số lượng kênh input trong mixer là cực kỳ quan trọng, vì điều này cho biết số lượng tín hiệu micrô và nhạc cụ có thể được xử lý. Ngoài số lượng input trong mixer, cũng cần xem xét các yếu tố như bao nhiêu kênh input dành cho mic, cũng như liệu đường input line chỉ áp dụng cho tín hiệu mono hay áp dụng cho cả tín hiệu âm thanh stereo.

Ví dụ: khi sử dụng mixer cho một ban nhạc, có thể họ cần ít nhất tám đường input cho micrô để thu âm thanh toàn bộ dàn trống. Thì chúng ta nên chọn thiết bị được trang bị đủ kênh tương thích với số lượng micrô.

Mixer có nhiều kênh âm thanh stereo rất hữu ích khi cần kết nối nhiều thiết bị cho ra tín hiệu âm thanh stereo, chẳng hạn như đàn synthesizer. Tương tự như vậy, mixer được tích hợp sẵn các bộ hiệu ứng, như compressor hoặc reverberation, thường được khuyên dùng trong các trường hợp thu giọng hát. Cuối cùng, mixer có thể kết nối với máy tính cá nhân qua cổng USB được dùng cho việc thu âm tại nhà.

Kênh Input Microphone

Tín hiệu âm thanh do micrô thu được rất yếu, vì vậy chúng phải được khuếch đại bằng cách sử dụng bộ khuếch đại (GAIN) của mixer. Kết nối với qua đường input mic. Lưu ý: Cần có nguồn điện Phantom để cấp nguồn (thường được gắn nhãn là "+ 48V") khi sử dụng micro condenser.

Kênh Input Line

Với các thiết bị cho ra tín hiệu line level như keyboard hoặc đầu CD được kết nối thông qua đường input LINE

Thông thường, kênh input này thường sử dụng đầu nối PHONE hoặc đầu nối RCA để kết nối.

Khi đường input ký hiệu cả MIC và LINE, hãy sử dụng đầu nối dùng cho cổng LINE. Khi đã sử dụng một đầu nối dùng cho cả đường MIC và LINE, hãy nhấn nút PAD để âm thanh không bị nhiễu (vì tín hiệu line cao hơn tín hiệu mic).

Lời khuyên

Lời khuyênNếu bạn sử dụng jack cắm tương thích cho cả đầu nối mic và lineCần nhấn PAD khi sử dụng input line để tránh làm méo tiếng khi tín hiệu âm thanh lớn hơn.

Chức năng của Mixer

(1) Equalizers

Mixer được trang bị bộ equalizer để điều chỉnh âm sắc (tone) của từng kênh. Một số equalizer chỉ có 2 dải tần, để điều chỉnh mức độ to và nhỏ. Một số equalizer có 3 dải tần, điều chỉnh âm thanh bằng cách tăng và cắt ở các dải tần thấp, trung và cao. Và một số equalizer có 3 dải tần bao gồm một MID-sweep, có thể tinh chỉnh tần số mid sao cho thể hiện được nhạc tính rõ của các nhạc cụ và giọng nói. Càng hỗ trợ nhiều dải tần, việc tạo ra âm thanh càng chi tiết hơn.

Knob Đặc điểm Affected sounds Boost Effect Cut Effect
HIGH 10 kHz (+/- 15 dB) Âm cao của nhạc cụ Âm thanh trở nên góc cạnh hơn, các âm thanh của kim loại được làm rõ hơn, sắc nét. Nếu tăng quá nhiều, âm thanh sẽ bị gắt. Âm sắc trở nên mịn màng. Loại bỏ tiếng "S". Nếu cắt quá nhiều, âm cao sẽ mất đi độ chi tiết.
MID 3 kHz (+/- 15 dB) Âm mid cao của nhạc cụ / giọng hát Âm thanh trở nên sáng và thô hơn. Âm thanh trở nên thiên sáng. Nếu tăng quá mức, âm thanh sẽ trở nên khó chịu. âm mid tập trung ở tần số thấp. Nếu cắt quá nhiều, âm thanh sẽ trở nên thiên tối.
1 kHz (+/- 15 dB) âm mid trung của nhạc cụ / giọng hát. Cảm nhận được sự chi tiết trong từng âm. Âm thanh có xu hướng được đẩy về phía trước. Nhấn mạnh vào âm trống toms và trống bass. Âm mid trở nên đầy đặn và dễ chịu. Âm thanh bị nghẹt lại và không còn nổi bật trong bản phối.
500 Hz (+/- 15 dB) âm mid trầm của nhạc cụ / giọng hát. Âm thanh trở nên dày hơn và có lực hơn, tập trung ở các tone thấp. Nếu tăng quá mức, âm thanh sẽ trở nên không tự nhiên, như thể nó đang phát ra từ điện thoại. Âm thanh trở nên khô và thô. Dải mid được đẩy lên cao . Nếu cắt quá nhiều, âm thanh sẽ không còn đầy đặn.
LOW 100 Hz (+/- 15 dB) Âm trầm của nhạc cụ Âm thanh trở nên tròn và có chiều sâu hơn, cảm nhận âm bass chặt chẽ và có lực hơn. Nếu tăng quá nhiều, âm thanh sẽ trở nên kém sắc nét. Âm thanh có mỏng hơn, cải thiện độ chính xác. Có hiệu quả khử nhiễu nền hoặc tiếng hú.

(2) HPF

HPF nghĩa là cắt các tần số thấp không cần thiết ở đầu vào. Hầu hết các đường input mic và input mic/line đều có chức năng HPF, nhưng một số đường input line chuyên dụng có thể không có.

HPF thường cắt các tần số thấp không cần thiết và do đó tạo ra âm thanh sạch hơn, được sử dụng cho hi-hat, snare của bộ trống và giọng hát của ca sĩ. Chức năng này cũng được sử dụng để loại bỏ tiếng ồn không mong muốn khi thu giọng nói, chẳng hạn như trong bài phát biểu.

(3) Pan

PAN dùng để phân luồng tín hiệu âm thanh của loa trái và phải. Nó được sử dụng để mở rộng âm hình hoặc định vị chính xác vị trí của loa trên sân khấu. Âm thanh phát ra các kênh stereo đã có sẵn âm hình stereo, nên BAL control được sử dụng để điều chỉnh độ cân bằng giữa loa trái và phải.

(4) Các nút bấm / fader

Các nút điều chỉnh này điều chỉnh âm lượng của từng kênh, group, đường output stereo, v.v. Một số mixer sẽ sử dụng bộ điều khiển dạng fader (thanh trượt). Mặc dù nút vặn điều khiển cho phép thao tác nhanh chóng hơn.

Làm thế nào để xuất âm thanh từ mixer?

Mixer có thể xuất âm thanh ra nhiều kênh tách biệt nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của sự kiện, như loa chính sẽ gửi âm thanh đến cho người nghe và loa monitor trên sân khấu sẽ gửi âm thanh đến cho người biểu diễn: STEREO OUT thường được sử dụng để gửi tín hiệu cho khán giả; AUX GỬI cho loa monitor của người biểu diễn và các thiết bị bên ngoài; MONITOR OUT dành cho loa monitor được sử dụng khi thực hiện bản phối trong phòng thu; GROUP OUT để xuất một nhóm tín hiệu cùng nhau; REC OUT để kết nối với các thiết bị ghi âm; và PHONES để kết nối tai nghe.

(1) AUX bus

AUX bus là một mạch dùng để gửi tín hiệu đến các thiết bị bên ngoài. Tín hiệu này có thể sử dụng độc lập cho hệ thống loa monitor trên sân khấu, hoặc để dùng để thêm effect và thiết bị ghi âm. Nên chọn mixer có nhiều ngõ AUX nếu ban nhạc có nhiều người hoặc cần gửi tín hiệu riêng đến nhiều loa monitor.

(2) GROUP bus

GROUP bus là một mạch để điều khiển nhiều kênh cùng một lúc. Ví dụ: nếu có tám micro (cho tám kênh) được đặt xung quanh bộ trống và bạn muốn tăng hoặc giảm âm lượng của cả bộ, sẽ rất khó để điều chỉnh chính xác cho cả tám kênh riêng biệt. Nhưng, nếu tất cả các kênh này được đặt thành một nhóm duy nhất, âm lượng của toàn bộ bộ trống có thể được tăng lên hoặc hạ xuống, trong khi vẫn duy trì sự cân bằng như nhau, chỉ bằng cách tăng hoặc giảm bộ điều chỉnh cho nhóm.

(3) STEREO bus

STEREO bus là mạch để kết hợp từng kênh input vào Mixer hoặc từng tín hiệu của GROUP bus, dùng để điều chỉnh tổng thể và xuất âm thanh qua các đường output stereo.

Mixer kỹ thuật số

Mixer analog

Mixer kèm công suất