Người ta thường dạy rằng “âm thanh là những rung động trong không khí.” Chúng ta có thể thưởng thức âm nhạc bởi vì chúng ta cảm nhận những rung động trong không khí như âm thanh.

Micrô chuyển những rung động này thành tín hiệu điện. Dưới đây là hai loại micrô chính:

Phân loại Microphone

Người ta thường dạy rằng “âm thanh là những rung động trong không khí.” Chúng ta có thể thưởng thức âm nhạc bởi vì chúng ta cảm nhận những rung động trong không khí như âm thanh.

Micrô chuyển những rung động này thành tín hiệu điện. Dưới đây là hai loại micrô chính:

(1) Dynamic Microphone

Đặc điểm

Cấu tao đơn giản, bền, chắc chắn. Không cần cung cấp điện nguồn. Giá tương đối rẻ.

(2) Condenser microphone

Đặc điểm

Độ nhạy tốt ở tất cả các tần số. Bắt buộc sử dụng nguồn điện riêng. Dễ bị hư hỏng do rơi, va đập và môi trường có độ ẩm cao.

Bạn nên chọn loại micrô nào?

Micro conderser được dùng phổ biến hơn vì có "độ nhạy tốt ở tất cả các tần số". Tuy nhiên, đây không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Thông thường, khi sử dụng loại micro này để ghi âm, cần có thêm màng lọc âm (pop filter) để bảo vệ micro khỏi tiếng ồn, tiếng hơi thở của ca sĩ. Bởi vì micro condenser rất nhạy với âm thanh. Mặt khác, micrô điện dung không thích hợp để thu âm lượng lớn, vì vậy micro condenser thường sử dụng trong trường hợp này.

Trong hệ thống âm thanh công cộng, micro condenser được sử dụng trong trường hợp bạn cần thu dải tần rộng, từ thấp đến cao, ứng dụng trong hát hợp xướng, đàn piano, hi-hat cymbals (được biết đến với tần số cao và nhạy), hoặc trống overhead.

Những chiếc microphone sẽ tự định hướng được vị trí phát ra âm thanh để thu. Các micrô không có định hướng cụ thể (được gọi là micrô "đa hướng") sẽ thu âm thanh từ mọi hướng, do đó sẽ thu âm thanh của các nhạc cụ đã định trước, và có cả tạp âm. Với hệ thống âm thanh công cộng, nhiều nhạc cụ được biễu diễn cùng lúc trên sân khấu, vì vậy cần phải hiểu rõ về định hướng âm thanh. Một số micrô còn có công tắc để chọn hướng ưu tiên.

(1) Đơn hướng

Loại micrô này chỉ có tính năng định hướng về phía trước và còn được gọi là "cardioid" (vì kiểu định hướng hình trái tim của nó). Trong hệ thống âm thanh công cộng, micro cardioid thường được sử dụng nhất để thu âm giọng hát, nhạc cụ, v.v. Trong biểu đồ, 0 ° chỉ ra mặt trước của micrô.

(2) Hai hướng

Loại micrô này có tính năng định hướng ra phía trước và phía sau. Chúng sẽ thu những âm thanh ở phía sau nên hiếm khi được sử dụng trong hệ thống âm thanh công cộng. Chúng thường được sử dụng để ghi âm hai người mặt đối mặt với nhau, ví dụ như trong các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh.

(3) Đa hướng

Như đã đề cập ở trên, loại micro này không cố định hướng thu. Micro đa hướng được sử dụng để thu toàn bộ âm thanh hoặc âm thanh trên diện rộng. Ví dụ, chúng được sử dụng cho dàn hợp xướng, khi nhiều nhạc cụ được chơi cùng một lúc hoặc để thu toàn bộ âm thanh trên sân khấu.

<Tham khảo> Tôi nên chọn loại định hướng nào?

Loại micro định hướng một chiều thường được sử dụng khi làm các buổi ca nhạc và có nhạc cụ trong hệ thống âm thanh. Chỉ chọn micrô định hướng đa chiều trong các buổi biểu diễn của nhiều người hoặc cần thu tất cả âm thanh trên sân khấu. Tuy nhiên, do tính đa hướng, micro cũng sẽ thu âm thanh từ loa chính và loa monitor trên sân khấu, dễ gây ra tiếng hú. Vì vậy, hãy thận trọng khi sắp đặt vị trí và điều chỉnh mức âm lượng của micrô này.

<Mẹo> Nếu micrô bị che sẽ dễ gây tiếng hú: không dùng tay che màng lưới trước của micro

Khi có tiếng hú khi hát karaoke hoặc tại các sự kiện ca hát nghiệp dư, một số người sẽ có thói quen che micro. Tuy nhiên, điều này sẽ có tác dụng ngược lại: Nếu micrô bị che thì ngay cả các micrô định hướng một chiều cũng sẽ hoạt động như một micrô định hướng đa chiều. Nó sẽ thu nhiều âm thanh hơn từ các loa xung quanh và gây ra nhiều tiếng hú hơn. Cũng có một số người giữ ở đầu micro, điều này cũng làm tăng nguy cơ xảy ra tiếng hú.

Chọn micro

Phần này đã giải thích tại sao micrô dynamic thường được sử dụng trong hệ thống PA. Và cũng cho biết micrô condenser thường được sử dụng với hi-hat cymbals và trống overhead. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét lựa chọn thực tế của micrô cho hệ thống PA, bao gồm cả các micrô được liệt kê ở trên.

Các loại micro khác

Đây là hai loại micro khác, được thiết kế theo mục đích sử dụng cụ thể

(1) Micro không dây

Micro không dây giúp người nói di chuyển tự do, không cần dây nối. Những micro này cần một bộ phát và một bộ thu tín hiệu để phát âm thanh. Thông thường, micro không dây cầm tay được tích hợp sẵn bộ phát, đối với bộ micro headset và micro cài áo thì kết nối với bộ phát gắn trên lưng người nói qua dây cáp.

Bộ nguồn phát cho cả hai loại này đều được cấp nguồn bằng pin (pin không sạc hoặc pin sạc), bạn hãy luôn đảm bảo rằng có sẵn pin dự phòng khi cần thiết.

Cần cài đặt bộ phát và thu sóng của micro vào cùng kênh. Và đảm bảo rằng khi bạn đang sử dụng nhiều micro không dây, các kênh phát và thu được cài đặt riêng biệt cho mỗi micro.

(2) Micro headset và micro lapel

Micro headset được gọi là micro choàng đầu (hoặc headset), trong khi micro gắn trên áo ở gần miệng người nói được gọi là micro cài áo (hoặc lavalier). Cả hai loại đều giúp người nói được tự do, thoải mái. Micro headset thường được sử dụng khi hát hoặc nhảy, trong khi micro cài áo thường được dùng cho những người thuyết minh trên truyền hình. Những micro headset và micro cài áo được sử dụng như micro không dây.

<Lưu ý> Nhiều micro headset và micro label là micro đa hướng, cần chú ý khi sử dụng chúng trong hệ thống PA. Hãy dùng micro đơn hướng để giảm tạp âm.